dd/mm/yyyy

Nông thôn Tây Bắc: Thu nhập khá từ thứ quả "ăn một lần nhớ mãi"

Nhiều hộ dân ở vùng Nông thôn Tây Bắc - Lai Châu, có thu nhập khá nhờ mạnh dạn trồng loại cây cho quả “ăn một lần nhớ mãi”.

 Đặc sản "cay lè lưỡi" của vùng Nông thôn Tây Bắc

Vùng Nông thôn Tây Bắc mà chúng tôi vừa nhắc đến, đó là Ka Lăng – một trong những xã xa xôi nhất của huyện biên giới Mường Tè (tỉnh Lai Châu). Còn loài cây cho quả "ăn một lần nhớ mãi" đó chính là ớt Trung Đoàn. Ai đã từng ăn ớt Trung Đoàn, ắt hẳn khó có thể q    uên được vị cay xé lưỡi của loại ớt này. Ớt Trung Đoàn được nhiều hộ dân nơi cổng trời Ka Lăng đưa vào trồng trong vài năm trở lại đây.

Nông thônTây Bắc: Thu nhập khá từ trồng loại cây cho quả "ăn một lần nhớ mãi" - Ảnh 1.

Ở vùng Nông thôn Tây Bắc - xã Ka Lăng (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), nhiều hộ dân có thu nhập khá từ trồng ớt Trung Đoàn. (Ảnh: Thanh Ngân)

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt/Trang Trại Việt, ông Khoàng Xì Chừ - Chủ tịch UBND xã Ka Lăng cho biết: Ớt Trung Đoàn được người dân trong xã trồng từ nhiều năm rồi. Tuy nhiên, hồi đó người dân chủ yếu trồng để lấy quả sử dụng trong bữa ăn của gia đình, nên số lượng không nhiều. Mấy năm gần đây, nhận thấy ớt Trung Đoàn có giá trị kinh tế cao, nên nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn phát triển diện tích trồng ớt Trung Đoàn. So với trồng lúa, ngô thì trồng ớt Trung Đoàn cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Diện tích trồng ớt Trung Đoàn trong xã cũng vì thế mà tăng mạnh. Đến nay, toàn xã Ka Lăng có khoảng 15ha ớt Trung Đoàn. Có không ít hộ dân trong xã thu hàng chục triệu đồng mỗi năm từ trồng ớt.

Nông thôn Tây Bắc biến vị cay thành vị ngọt cuộc đời

Chỉ vào mấy cây ớt thấp le te, quả sai chi chít ở phía sau nhà, bà Chu Phò Lớ, dân bản Lò Ma (xã Ka Lăng, huyện Mường Tè) phấn khởi nói: "Mấy cây ớt này được gia đình tôi trồng từ tháng 4/2020. Khi đó, thấy đất bỏ không, lãng phí nên tôi mới đưa 5 cây ớt Trung Đoàn vào trồng thử, chứ không ngờ chúng lại cho quả sai thế này.

Nông thônTây Bắc: Thu nhập khá từ trồng loại cây cho quả "ăn một lần nhớ mãi" - Ảnh 2.

Xã Ka Lăng hiện có khoảng 15ha ớt Trung Đoàn. (Ảnh: Thanh Ngân)

 Bởi lẽ khi trồng tôi cũng chỉ bón cho mấy cây ớt tí phân chuồng thôi, chứ có phải chăm sóc vất vả gì đâu. Sau khoảng 4 tháng trồng, cây ớt đã cho thu hoạch. Mỗi cây ớt cho từ 2 – 3kg quả. Từ đầu vụ đến giờ, gia đình đã bán gần 10kg ớt, thu gần 1,5 triệu đồng. Gia đình tôi dự kiến năm tới sẽ mở rộng diện tích trồng ớt".

Khác với gia đình bà Lớ, nhà ông Lỳ Pó Che, ở bản Ló Ma trồng ớt từ nhiều năm nay. Gia đình ông Che là một trong những hộ trồng ớt Trung Đoàn lâu năm ở bản Lò Ma nói riêng, xã Ka Lăng nói chung. Ông Che chia sẻ: "Trồng ớt Trung Đoàn không vất vả là mấy và cũng không đòi hỏi khắt khe về kĩ thuật. Tôi ươm hạt giống ớt Trung Đoàn vào trong chậu, với giá thể là đất tơi xốp trộn lẫn với phân trâu, bò ủ hoai mục và tro bếp. Khi cây ớt cao từ 15 – 20cm thì tôi đem lên nương trồng. Tôi trồng ớt lâu rồi, nhưng trồng nhiều như bây giờ thì chỉ vài năm trở lại đây thôi. Hiện gia đình tôi trồng khoảng 60 cây ớt Trung Đoàn".

Nông thônTây Bắc: Thu nhập khá từ trồng loại cây cho quả "ăn một lần nhớ mãi" - Ảnh 3.

Gia đình ông Lỳ Pó Che, bản Lò Ma, xã Ka Lăng trồng 60 cây ớt Trung Đoàn. (Ảnh: Thanh Ngân)

Theo ông Che, chỉ với 60 cây ớt Trung Đoàn trồng trên mảnh đất trồng ngô, sắn trước đây, mỗi vụ gia đình ông thu hơn chục triệu đồng. "Trồng ớt Trung Đoàn chỉ sau khoảng 4 tháng là có thể thu hoạch quả. Thời gian thu hoạch quả ớt Trung Đoàn kéo dài hơn 2 tháng. Trồng ớt khá nhàn, mà hiệu quả kinh tế lại cao hơn nhiều so với trồng ngô, lúa. Giá bán ớt Trung Đoàn bình quân khoảng 150.000 đồng/kg. Thời gian tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng ớt Trung Đoàn" – ông Che vui vẻ cho biết.

Theo Chủ tịch UBND xã Ka Lăng, giá trị kinh tế từ trồng ớt Trung Đoàn khá cao. Xã Ka Lăng đã và đang tuyên truyền, vận động người dân các bản trong xã nhân rộng diện tích trồng ớt Trung Đoàn. Xã Ka Lăng đã giao cho Đoàn thanh niên xã triển khai mô hình trồng ớt Trung Đoàn tại bản Tù Nạn.

Thanh Ngân