Người dân Điện Biên nhất trí cao với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã
23/04/2025 18:43 GMT +7
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo các huyện, thị xã tổ chức lấy ý kiến của nhân dân. Các ý kiến của nhân dân rất đồng thuận trong chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã”.
- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Ninh Bình, dự kiến còn 39 đơn vị, giảm 86 xã, phường sau sáp nhập
- Nơi có kinh đô nhà Mạc tại Hải Phòng sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã sẽ ở xã nào, tên là gì?
Thông tin về quá trình xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên và kết quả lấy ý kiến nhân dân trong toàn tỉnh, ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc Sở Nội vụ Điện Biên, cho biết: Căn cứ Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến với phương án sau sắp xếp tỉnh Điện Biên còn 45 đơn vị (xã, phường); giảm 84 đơn vị (đạt tỷ lệ giảm 65,1%), từ ngày 18 - 22/4 các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

Tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri tại cơ sở có 112.060/132.477 cử tri tham gia (đạt tỷ lệ 84,59%); số cử tri nhất trí với phương án sắp xếp là 110.131 cử tri (đạt 83,13%/tổng số cử tri); số cử tri không nhất trí với phương án sắp xếp là 2.045 cử tri (chiếm 1,54%/tổng số cử tri) và 36 ý kiến, kiến nghị về các vấn đề khác như: Nơi đặt trụ sở làm việc, tên gọi đơn vị hành chính cấp xã mới, phương án sắp xếp.
Trên cơ sở báo cáo tổng hợp, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố cơ bản nhất trí với phương án tiếp thu, giải trình ý kiến, kiến nghị của nhân dân về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Điện Biên. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô đề nghị, Sở Nội vụ tiếp thu ý kiến tham gia của lãnh đạo các sở, ngành tại cuộc họp; khẩn trương hoàn chỉnh lại phương án, tờ trình phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã để Đảng ủy UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và thuyết phục nhân dân đồng thuận với phương án sắp xếp, tên gọi và vị trí đặt trụ sở UBND xã mới sau sắp xếp theo nguyên tắc "vừa đảm bảo thuận lợi nhất cho người dân và tạo dư địa phát triển kinh tế - xã hội cho đơn vị hành chính mới".
Đối với ý kiến của nhân dân một số bản đề nghị điều chỉnh cục bộ địa giới hành chính để phù hợp với điều kiện sinh hoạt và thực hiện các thủ tục hành chính sau sắp xếp, ông Lê Thành Đô khẳng định tỉnh ghi nhận và sẽ tiến hành rà soát tổng thể tổ chức thực hiện sau khi hoàn thiện xong phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

Ông Lò Văn Phương, bản Mường Mươn 1, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà chia sẻ: "Chủ trương sáp nhập xã là rất cần thiết để tinh gọn bộ máy, giảm chi tiêu ngân sách, đồng thời giúp tập trung đầu tư tốt hơn cho cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Người dân chúng tôi hoàn toàn ủng hộ."
Thực tế cho thấy, việc lấy ý kiến cử tri tại các xã dự kiến sáp nhập đã được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch. Tại nhiều địa phương, tỷ lệ cử tri đồng ý đạt trên 95%. Điều này phản ánh tinh thần trách nhiệm, sự tin tưởng và đồng thuận của người dân đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Chị Giàng Thị Hoa, một người dân xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa cho biết: “Lúc đầu bà con cũng băn khoăn, sợ xã mới đông dân thì khó quản lý, đi lại xa hơn. Nhưng khi được cán bộ xã, huyện giải thích kỹ, ai cũng hiểu là sáp nhập để phát triển tốt hơn, có điều kiện đầu tư hạ tầng, y tế, giáo dục tốt hơn. Bây giờ ai cũng đồng ý".
Theo kế hoạch, từ ngày 23 - 25/4, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức kỳ họp HĐND các cấp để thông qua và ban hành nghị quyết về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; sau đó gửi về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ chậm nhất vào trưa ngày 25/4) để UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đảm bảo thời gian, tiến độ đề ra.
Tags:
Kết thúc hoạt động 3 đơn vị hành chính cấp xã ở Quảng Ninh để thành lập một đặc khu, đó là đặc khu nào?
Ngày 17/4, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức hội nghị nghe báo cáo và cho ý kiến về Đề án thành lập Đặc khu Cô Tô. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Lê Ngọc Hân – Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án.
Kiểm tra công tác tuyên truyền việc thực hiện lấy ý kiến nhân dân về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình; Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Sáng ngày 20/4, đồng chí Phạm Đồng Thụy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thái Bình đi kiểm tra công tác thông tin, tuyên truyền và việc thực hiện nhiệm vụ lấy ý kiến nhân dân về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.