dd/mm/yyyy

Mai Sơn: Điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Mai Sơn (Sơn La) tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tích cực.


Mai Sơn: Điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Thúc đẩy kinh tế bằng phát triển cây ăn quả

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bám sát và chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, phấn đấu không ngừng. Nhờ đó, năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tích cực.

Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, là huyện trọng điểm kinh tế của Tỉnh nằm trong cụm tam giác kinh tế Thành phố Sơn La - Mai Sơn - Mường La. Huyện có trên 143.200 ha đất tự nhiên, với 156.000 người thuộc 6 dân tộc: Thái, Kinh, Mông, Sinh Mun, Khơ Mú, Mường chung sống trên 22 xã, thị trấn. Trên cơ sở điều kiện thực tế về tài nguyên đất đai, địa hình, khí hậu của 4 vùng kinh tế: Vùng quốc lộ 6, vùng quốc lộ 4G, vùng lòng hồ sông Đà và vùng cao biên giới, huyện Mai Sơn đã chọn khâu đột phá, tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình VietGap, nông nghiệp công nghệ cao, mô hình chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Mai Sơn: Điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp - Ảnh 2.

Vùng trồng cây ăn quả của huyện Mai Sơn (Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

HTX dâu tây Xuân Quế, bản Tân Quế, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn (Sơn La), thành lập năm 2017, HTX dâu tây Xuân Quế hiện có 12 thành viên. Thực hiện chủ chương của tỉnh, của huyện về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi kém hiệu quả, sang trồng các loại cây con có giá trị kinh tế cao. HTX đã đưa vào trồng thành công giống dâu tây trên đất cò nòi. Đến nay tổng diện tích sản xuất của HTX là 60 ha, trong đó, dâu tây khoảng 30 ha. Bên cạnh đó HTX có liên kết trong tiêu thụ là 30 ha, ước đạt 600 tấn sản phẩm dâu tươi và khoảng 200 tấn sản phẩm cấp đông.

Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Văn Nam, giám đốc HTX dâu tây Xuân Quế chia sẻ: Nhằm đẩy mạnh sản xuất, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm dâu tây địa phương, HTX đã liên kết các hộ nông dân cùng đầu tư chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, bền vững, nâng cao thu nhập cho các thành viên và tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương.

Qua các năm sản xuất, HTX chủ động trồng thử nghiệm, lựa chọn giống dâu tây phù hợp, được thị trường ưa chuộng để nhân giống và bố trí sản xuất cho mùa vụ tới; tổ chức luân canh các giống dâu tây mới, hạn chế sâu bệnh, kích thích sinh trưởng và cho năng suất cao hơn. Hiện nay, 100% diện tích trồng dâu tây của HTX đã được cấp Giấy chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Môi năm doanh thu của HTX đạt hàng chục tỷ đồng.

Mai Sơn: Điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp - Ảnh 3.

Mai Sơn: Điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp - Ảnh 4.

HTX dâu tây Xuân Quế, bản Tân Quế, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có thu nhập hàng chục tỷ đồng từ việc phát triển dâu tây. Ảnh: Văn Ngọc

Còn đối với HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Được thành lập năm 2016, với 10 thành viên liên kết trồng cây ăn quả và 5,5 ha thanh long ruột đỏ. Đến nay, HTX đã phát triển lên 200 thành viên và có 1.500 ha điện tích cây ăn quả các loại. Trong đó có hơn 200 ha thanh long ruột đỏ được trồng tập trung ở huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Yên Châu và Mộc Châu với sản lượng thanh long 3.000 tấn. 

Bà Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng cho biết Để quả thanh long ruột đỏ đủ điều kiện xuất khẩu, các thành viên phải kiểm soát toàn bộ quy trình từ khâu chăm sóc, cắt tỉa cành để tạo nên sản phẩm tốt, an toàn; đồng thời phải lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm. Nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ, đầu năm mới 2023, HTX tiếp tục có những chuyến thanh long ruột đỏ đầu tiên "bay" sang thị trường Pháp.

Mai Sơn: Điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp - Ảnh 5.

Mai Sơn: Điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp - Ảnh 6.

Đến nay, sản thanh long ruột đỏ của HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, huyện Mai Sơn (Sơn La) đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính. Ảnh: Văn Ngọc

Xây dựng kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Trao đổi với phóng viên, Ông Nguyễn Khắc Hào, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn (Sơn La) cho biết: Kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường, duy trì phát triển được một số vùng sản xuất tập trung các sản phẩm của huyện (Cà phê, xoài, nhãn, na, ...); diện tích ứng dụng công nghệ cao được mở rộng, tạo tiền đề để tăng năng suất, chất lượng nông sản trong quá trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Từng bước thực hiện chuyển đổi từ đất trồng ngô, lúa nương, vườn tạp kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có hiệu quả cao kinh tế cao kết hợp với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích đất sử dụng và nâng cao mức thu nhập cho người dân nông thôn.

Mai Sơn: Điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp - Ảnh 7.

Huyện Mai Sơn (Sơn La) một trong những địa phương có diện tích cây ăn quả lớn của tỉnh Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Trong năm 2022, huyện Mai Sơn đã triển khai nhiều giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, vượt qua khó khăn nhằm đạt được mục tiêu phát triển đặt ra. Kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường; duy trì và phát triển được một số vùng sản xuất tập trung các sản phẩm của huyện. Tổng diện tích gieo trồng của địa phương đạt trên 49.000 ha, tăng 5,5% so với năm 2021, trong đó: Diện tích cây lương thực có hạt đạt trên 16.600 ha; cây công nghiệp phục vụ chế biến trên 19.000 ha; cây ăn quả và sơn tra đạt 11.000 ha. Tổng đàn gia súc gia cầm trên 1,5 triệu con.

Đến hết năm 2022, huyện đã có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 12 sản phẩm OCOP. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ tiếp tục được phát triển trên diện rộng, ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa trong sản xuất. Đến nay, trên địa bàn huyện có trên 3.500 ha cây trồng áp dụng sản xuất công nghệ cao; có 51 doanh nghiệp, HTX ứng dụng sản xuất trên 1.000 ha cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ...

Mai Sơn: Điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp - Ảnh 8.

Mai Sơn: Điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp - Ảnh 9.

Người dân huyện Mai Sơn (Sơn La) có thu nhập cao từ việc phát triển cây ăn quả. Ảnh: Văn Ngọc

Trong năm tới, huyện mai sơn đề ra, tăng tổng diện tích cây lương thực có hạt: 15.940 ha; cây công nghiệp 17.743 ha; cây ăn quả và cây sơn tra: 11.000 ha, sản lượng cây ăn quả các loại trên 80.000 tấn, trong đó diện tích nông nghiệp sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao 4.200 ha, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ 1.800 ha.

Tăng tổng đàn gia súc, gia cầm trên: 1,58 triệu con, phát triển đàn đại gia súc tăng 2,8%/năm so với năm 2022, từ 43.500 con lên 44.700 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 17.600 tấn; diện tích nuôi trồng thủy sản: 355 ha; sản lượng nuôi trồng thủy sản: 580 tấn. Tăng diện tích, sản lượng cây trồng, vật nuôi áp dụng các quy trình sản xuất công nghệ ứng dụng cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tốt hoặc các tiêu chuẩn tương tự. So với năm 2022 diện tích gieo trồng nông nghiệp áp dụng quy trình sản xuất an toàn tăng từ 5% trở lên.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh