dd/mm/yyyy

Huyện Sông Mã phát huy sức mạnh văn hóa các lễ hội truyền thống

Sông Mã (Sơn La) xa xôi hiện nay như gần lại. Vùng sâu, vùng cao miền biên viễn đã thành điểm nhấn không quên. Các lễ hội truyền thống được khởi phục và phát huy, đưa Sông Mã thành "điểm đến" của đồng bào và du khách gần xa.

Sông Mã khởi phục và tổ chức lễ hội truyền thống

 Làm sao để văn hóa vùng cao nở hoa và có mùa trái ngọt trong thời đại 4.0, thời đại bùng nổ của điện thoại và internet ?. Đó là tâm tư trăn trở của cấp ủy và chính quyền huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Lễ hội truyền thống được khởi phục và phát huy là cụ thể hoá tâm tư trăn trở đó.

Ông Nguyễn Chí Chung, Phó chủ tịch huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, trưởng ban lễ hội nói với tôi say sưa như thế: "Phải có cách làm mới mẻ giản đơn mà tiết kiệm. Đó là tìm cách đánh thức các lễ hội truyền thống giàu bản sắc của địa phương. Phục dựng lại các lễ hội dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Dưới bàn tay chính quyền giúp bản mường mở hội và tự thụ hưởng những sản phẩm của chính mình. Những lễ hội tưng bừng làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân; Kết nối tính cộng đồng, góp phần xây dựng nền văn hoá mới đậm đà bản sắc Việt Nam. Hơn thế nữa, các lễ hội thành công là "cú hích" để du lịch và kinh tế huyện phát triển mạnh mẽ không ngừng".

Huyện Sông Mã phát huy sức mạnh văn hóa các lễ hội truyền thống- Ảnh 1.

Huyện Sông Mã (Sơn La) phục dựng lại các lễ hội truyền thống góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trên địa bàn. Ảnh: Nguyễn Vinh

Từ ý tưởng trở thành quyết sách thực thi. Huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La sớm ban hành kế hoạch tổ chức các lễ hội trên địa bàn dài hơi trong ba năm (2023 - 2025). Ý đảng hợp lòng dân. Những lễ hội đáp ứng nguyện vọng của bao người từ già đến trẻ, từ bản xa đến bản gần. Đó là "Lễ hội Nhãn"; "Lễ hội Mừng cơm mới và Lễ hội xên bản" xã Nà Nghịu; "Lễ hội dâng hương Đền thờ Hai Bà Trưng" xã Chiềng Khương; "Lễ dâng hương, Hội đua thuyền" xã Mường Hung.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Trưởng phòng văn hóa huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. cho biết: "huyện đã kỳ công phục dựng, bảo tồn và phát triển được hai Lễ hội mới là "Lễ hội Cầu Mùa" xã Chiềng Cang; "Lễ hội Gầu Tào" xã Huổi Một, đáp ứng mong mỏi nhân dân".

Huyện Sông Mã phát huy sức mạnh văn hóa các lễ hội truyền thống- Ảnh 2.

"Lễ hội Gầu Tào" nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc H'Mông. Ảnh: Trần Nguyên Mỹ

Các lễ hội đều được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống, vui tươi, thiết thực, tiết kiệm, thu hút nhiều nhân dân tham gia. Trở thành một hoạt động liên tục thường niên, góp phần phát triển văn hóa, du lịch và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân bản. Trong năm các lễ hội đã thu hút trên 16 nghìn lượt du khách thập phương trong và ngoài tỉnh về tham dự. Chưa kể đến hàng nghìn người của các hoạt động văn hóa, văn nghệ như "Hội xòe", hội "Tôi yêu người Thái", cuộc thi "Người đẹp trang phục dân tộc năm 2024 xã Mường Hung"…

Ai cũng biết huyện Sông Mã là huyện giáp biên. Nhưng tinh thần lễ hội thì náo nức chẳng thua kém những trung tâm đô thị. Những lễ hội của xã vùng cao như Lễ hội Gầu Tào người Mông, Lễ Hội đua thuyền Mường Hung, Lễ hội nhãn của các xã… trong 19/19 xã thị trấn không khí vui tươi chẳng khác gì ngày tết. Người xe chật đường, người dự hội chen chân và nơi nơi múa xòe ca hát…

Huyện Sông Mã phát huy sức mạnh văn hóa các lễ hội truyền thống- Ảnh 3.

"Lễ hội Mừng cơm mới và Lễ hội xên bản" được phục dựng từ năm 2023 tại xã Nà Nghịu (Sông Mã, Sơn La). Ảnh: Trần Nguyên Mỹ

Với tinh thần tổ chức lễ hội vui tươi nhưng tiết kiệm. Ngân sách hỗ được bao nhiêu thì quý bấy nhiêu. Còn từ các bản, các đoàn thể, cá nhân góp vốn chung vui cho ngày lễ hội. Trong tổng chi phí của các lễ hội năm nay gần 900 trăm triệu đồng, thì xã hội hóa góp 50%.

Có điều thú vị những xã nghèo, bản khó thì góp vốn "xông xênh". Ví như Lễ hội Gầu Tào xã Huổi Một và Lễ hội "Cầu Mùa" xã Chiềng Cang, nguồn xã hội hoá và nguồn kinh phí của xã chiếm 70%. Phải chăng những lễ hội phục dựng mới mẻ kỳ công được dân bản mong chờ háo hức. Và họ sẵn sàng bỏ vốn, bỏ công để khôi phục lại những nét văn hóa quý hóa đã mai một đi.

Huyện Sông Mã phát huy sức mạnh văn hóa các lễ hội truyền thống- Ảnh 4.

Các lễ hội diễn ra tại huyện Sông Mã (Sơn La) bà con nhân dân trên địa bàn và du khách thập phương đến dự rất đông trong không khí hào hứng và phấn khởi. Ảnh: Trần Nguyên Mỹ

Mùa lễ hội ở Sông Mã mang về những giá trị lớn lao

Trong lớp lớp những người tham dự "Lễ hội nhãn" như sóng biển. Vẫy cờ hoa chào đón đoàn xe "siêu trường siêu trọng" nối đuôi chở nhãn về xuôi. Tôi còn nhớ ông Nguyễn Chí Chung, Phó chủ tịch, trưởng ban lễ hội với giọng nói xúc động: "Ngoài giá trị bảo tồn và phát triển văn hóa, giáo dục… giá trị kinh tế không thể coi thường. Riêng "Lễ hội nhãn" đã góp phần tiêu thụ một số lượng rất lớn. Trong vựa nhãn khổng lồ của huyện Sông Mã".

Huyện Sông Mã phát huy sức mạnh văn hóa các lễ hội truyền thống- Ảnh 5.

"Lễ hội nhãn" đã góp phần quảng bá, tiêu thụ hàng nghìn tấn nhãn cho bà con nông dân trên địa bàn huyện Sông Mã (Sơn La) hàng năm. Ảnh: Văn Ngọc

Năm tháng thoi đưa, mùa lễ hội năm nay tạm thời khép lại. Nhân dân các dân tộc huyện vùng biên, lại bước vào lao động học tập công tác hăng say. Và mấy tháng nữa mùa lễ hội mới đang về, Sông Mã lại dang tay chào đón.

Trần Nguyên Mỹ - Nguyễn Vinh