Giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên trên chính mảnh đất quê hương
11/07/2025 12:46 GMT +7
Để giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ hội viên nông dân, đặc biệt là hội viên người đồng bào dân tộc thiểu số về cây giống, phân bón, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp hiệu quả.
- Chuyện những hội viên nông dân Sơn La làm ăn khá giả nhờ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân
- Hội Nông dân Sơn La vào cuộc tuyên truyền cho các tiểu thương kinh doanh ở các chợ về an toàn vệ sinh thực phẩm
- Sản lượng mận hậu đạt cao, mang lại niềm vui cho nông dân Sơn La
Hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên
Những con đường bê tông phẳng lì dẫn về các thôn bản vùng nông thôn Tây Bắc hôm nay đã thay thế hoàn toàn những con đường đất lầy lội vào mùa mưa và bụi bẩn vào mùa hanh khô. Dọc đường, những ngôi nhà mái xanh, mái đỏ nằm xen lẫn trong vườn cây ăn quả, nương cà phê xanh tốt ngày càng nhiều.
Đằng sau sự đổi thay rõ rệt về đời
sống của người dân Sơn La không chỉ là sự cần cù lao động mà còn có sự đồng
hành bền bỉ của Hội Nông dân tỉnh Sơn La (nay là Ban Công tác nông dân, Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh Sơn La), một cầu nối vững chắc, đưa tri thức, vật tư và vốn đến với bà con,
đặc biệt là hội viên nông dân người dân tộc thiểu số.

Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi có dịp trở lại bản Hùn, phường Chiềng Cơi, tỉnh Sơn La, nơi chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Nơi đây, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào cây cà phê, cây mận và trồng lúa. Mấy năm trở lại đây, nhờ được các cấp Hội Nông dân hỗ trợ về phân bón, kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao rõ rệt.
Men theo con đường bê tông nội bản,
chúng tôi đến thăm vườn cà phê của gia đình hội viên nông dân Lường Văn Tiến. Nương cà
phê xanh tốt, trĩu nặng quả, báo hiệu một mùa bội thu sắp tới. Ông Tiến chia sẻ: Gia đình canh tác cà phê nhiều năm nay. Trước đây, cây phát triển tốt, ra
nhiều hoa, nhiều quả. Thế nhưng cây trồng lâu năm đã bị thoái hóa, năng suất
không được là bao. Mấy năm nay, gia đình được các cấp Hội Nông dân hỗ trợ về
phân bón, kỹ thuật chăm sóc, cách cắt tỉa, vườn cà phê của gia đình đã dần hồi
phục, cho năng suất cao.

Đồng bào các dân tộc vùng cao ngày càng no ấm
Hiện nay, toàn tỉnh Sơn La có 170.845 hội viên nông dân, trong đó hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số, sinh hoạt tại 2.191 chi hội. Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, Ban Công tác nông dân tập trung hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, vật nuôi, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, trở thành cầu nối tin cậy, giúp hội viên chuyển đổi sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Ông Bạc Cầm Khuyên, Trưởng ban Công tác nông dân, cho biết: Chúng tôi đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nâng cao chất lượng tư vấn, dịch vụ, dạy nghề, tạo việc làm, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.
Từ đầu năm đến nay, Ban đã tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 15.494 lượt hội viên; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 1.342 lượt người; hỗ trợ 1.247 hội viên tạo tài khoản trên sàn thương mại điện tử, giúp bà con tiếp cận thị trường số.
Về hỗ trợ vốn, Ban đã phối hợp nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 1.800 tỷ đồng cho 35.237 hộ vay; phối hợp với Ngân hàng Agribank hơn 1.130 tỷ đồng cho 8.657 hộ vay. Ngoài ra, từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, với hơn 79,2 tỷ đồng, Ban đã triển khai 248 dự án phát triển kinh tế, hỗ trợ cho 1.948 hộ gia đình.
Hàng năm, hàng trăm tấn phân bón, cây trồng, vật nuôi, cùng các lớp dạy nghề đã đến tay hội viên nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ có điều kiện vươn lên.

Để tiếp tục hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, Ban Công tác nông dân Sơn La sẽ tập trung đổi mới phong trào “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp cung ứng vật tư chất lượng, hỗ trợ kết nối thị trường, tiêu thụ nông sản qua hệ thống siêu thị, chợ đầu mối.
Đồng thời, Ban sẽ triển khai mô hình “Lấy nông dân dạy nông dân” và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 là đào tạo nghề cho 1.000 hội viên; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 2.000 lượt người; vận động 30.000 hội viên tham gia HTX, tổ hợp tác; cung ứng 350 tấn phân bón trả chậm và có 26.300 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Với những nỗ lực không ngừng, Ban Công tác nông dân Sơn La đang thực sự là điểm tựa vững chắc, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, đặc biệt là hội viên người dân tộc thiểu số, từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh.
Tags:
Lễ hội Hoa ban - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng dân tộc Sơn La
Lễ hội Hoa ban thành phố Sơn La (Sơn La) diễn ra trong 2 ngày (15 và 16/3) với các hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc. Lễ hội đã thu hút hàng nghìn nhân dân và du khách đến hòa mình, trải nghiệm những phần thi và không gian văn hóa đầy hấp dẫn.
Ông Nguyễn Hữu Đông, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương dự Ngày hội đoàn kết toàn dân tộc Sơn La
Chiều nay 17/11, ông Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã dự Ngày hội đại đoàn kết bản Cang Mường, xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Các dân tộc Sơn La chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh sơn la lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 16-17/11/2024 với chủ đề: "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo; phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập, chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững".
Đồng bào các dân tộc Sơn La ổn định đời sống, phát triển sản xuất
Thực hiện các chương trình mục tiêu, chính sách dân tộc, những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Sơn La đã đưa ra nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả chương trình. Qua đó, đời sống của người dân tộc thiểu số trên địa bàn không ngừng được cải thiện, nâng lên.