dd/mm/yyyy

Cua biển "độc thân", ở "nhà tầng", cứ 500 con mang lại 100 triệu đồng

Gia đình anh Phạm Thanh Sơn là hộ đầu tiên ở Hà Tĩnh thả nuôi 1.200 con cua trong 6.000 hộp nhựa. Sau 2 tháng, mô hình mang lại hiệu quả khi cua đều sinh trưởng, phát triển tốt.
Cua biển "độc thân", ở "nhà tầng", cứ 500 con mang lại 100 triệu đồng - Ảnh 1.

Từ đầu năm 2023, vợ chồng anh Phạm Thanh Sơn (39 tuổi), chị Phan Thị Lý (39 tuổi), ở thôn Song Long, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã quyết định chi gần 700 triệu đồng đầu tư vào mô hình nuôi cua nước lợ trong hộp nhựa. Trại được xây dựng trên diện tích gần 600m2.

Cua biển "độc thân", ở "nhà tầng", cứ 500 con mang lại 100 triệu đồng - Ảnh 2.

"Chúng tôi có kinh nghiệm nuôi cua trong hồ quảng canh nhiều năm nay nên hiểu được đặc tính của loài cua nước lợ. Sau khi tìm tòi, học hỏi trên các kênh thông tin, chúng tôi chuyển hướng sang xây dựng mô hình nuôi chúng trong hộp nhựa", anh Sơn chia sẻ.

Độc đáo mô hình nuôi cua trong hộp nhựa (Video: Dương Nguyên).

Cua biển "độc thân", ở "nhà tầng", cứ 500 con mang lại 100 triệu đồng - Ảnh 3.

Sau khi nghiên cứu, vợ chồng anh Sơn đã đặt mua 6.000 hộp nhựa từ Cà Mau về, tiến hành lắp đặt hệ thống chuồng nuôi. Mỗi hộp nhựa hình chữ nhật, dài 40cm, rộng 22cm và cao 30cm, được chia thành 2 ngăn, mỗi ngăn một con.

Cua biển "độc thân", ở "nhà tầng", cứ 500 con mang lại 100 triệu đồng - Ảnh 4.

"Ở nơi khác, họ xếp hộp nhựa thành nhiều tầng. Tôi nhận thấy nếu thiết kế như vậy sẽ kiểm soát và cho cua ăn khó. Chúng tôi đã cải tiến chỉ xếp thành giàn một tầng để kiểm soát con vật và vệ sinh cũng dễ dàng hơn, chỉ cần rọi đèn là biết", chị Phan Thị Lý cho hay.

Cũng theo chủ trại, hệ thống công nghệ cao nuôi cua biển trong nhà có ưu điểm nổi bật là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn, sục khí tạo oxy.

Khi đưa nước vào hộp nuôi cua, thức ăn thừa, chất cặn bẩn thải ra và đi qua hệ thống lọc thô, sau đó ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn bằng tia UV.

Cua biển "độc thân", ở "nhà tầng", cứ 500 con mang lại 100 triệu đồng - Ảnh 5.

Chủ trại sử dụng hạt nhựa kaldnes (bề mặt cho phép vi khuẩn cư trú, hoạt động một cách tự nhiên theo vòng đời của chúng) trong hệ thống tuần hoàn. Những vi sinh sống nhờ hạt nhựa kaldnes có vai trò như san hô để lọc thức ăn thừa và chất thải, giúp môi trường sống của cua sạch hơn. Nhờ vậy, nguồn nước được tái sử dụng gần như tối đa. Điều đó giúp hải sản có tỷ lệ sống cao, năng suất tăng, không gây ô nhiễm môi trường.

Cua biển "độc thân", ở "nhà tầng", cứ 500 con mang lại 100 triệu đồng - Ảnh 6.

Cua biển "độc thân", ở "nhà tầng", cứ 500 con mang lại 100 triệu đồng - Ảnh 7.

Cua con ban đầu được thả chung trong bể giống. Khi chúng lớn, chủ trại di chuyển vào từng hộp nhựa để chăm sóc riêng. Bởi, cua trưởng thành sẽ dễ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ.

Cua biển "độc thân", ở "nhà tầng", cứ 500 con mang lại 100 triệu đồng - Ảnh 8.

Hiện nay, vợ chồng anh Sơn thả nuôi 1.200 con cua với nhiều kích cỡ khác nhau trong 6.000 hộp nhựa. Theo anh Sơn, việc nuôi trong hộp nhựa tuân thủ quy trình kỹ thuật chặt chẽ, cần chăm sóc, giám sát chúng như con mọn.

"Sau hơn 2 tháng, cua đều phát triển tốt, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống khỏe cao", anh Sơn nói.

Cua biển "độc thân", ở "nhà tầng", cứ 500 con mang lại 100 triệu đồng - Ảnh 9.

Cua cứ 15 ngày lại lột một lần, mỗi lần lột, trọng lượng sẽ tăng 50g-100g. Sau thời gian nuôi khoảng 2 tháng, trọng lượng cua sẽ đạt 300g-400g/con bắt đầu có thể thu hoạch. Ít ngày tới, gia đình anh Sơn sẽ xuất bán hơn 500 con (cả cua thịt và cua lột), dự kiến thu về hơn 100 triệu đồng.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Bùi Phi Long, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cương Gián cho biết, trại cua nuôi trong hộp nhựa của gia đình anh Phạm Thanh Sơn là mô hình đầu tiên trên địa bàn toàn tỉnh.

"Đây là mô hình nuôi trồng thủy sản sạch, áp dụng quy trình kỹ thuật chặt chẽ. Mô hình được kỳ vọng sẽ phát triển bền vững để những hộ khác học hỏi kinh nghiệm, nhân rộng trong tương lai", ông Long nói.


Dương Nguyên