dd/mm/yyyy

Cơ hội nào cho ngành tôm trước dịch Covid-19

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý I năm 2020, không phải mùa vụ nuôi tôm chính, thị trường tiêu thụ mặt hàng này cũng chưa khởi động, nên ngành tôm Việt Nam gần như chưa gặp nhiều khó khăn như các ngành hàng khác do tác động của dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu dịch Covid-19 vẫn kéo dài đến quý 2 thì

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Theo nhận định của VASEP, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong đó có thủy sản, tạo cơ hội cho nguồn cung từ các thị trường khác vào Mỹ, trong đó có Việt Nam.

Cơ hội nào cho ngành tôm trước dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Mô hình nuôi tôm của ông Lê Anh Tuấn ở huyện Tuy Phong (Bình Thuận).

Đồng thời, năm 2020 sẽ diễn ra nhiều sự kiện lớn như Thế vận hội Olympic Tokyo 2020, vòng chung kết Euro 2020, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản và các nước châu Âu, đặc biệt là tôm, nên nhu cầu tiêu thụ tôm dự kiến tăng, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu tôm trên thế giới.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc sẽ khiến nhiều thị trường lớn giảm nhập hàng hóa từ Trung Quốc. Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tăng xuất khẩu vào Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu. Đặc biệt, khi xuất khẩu có tín hiệu không thuận, nên tập trung gia tăng thị phần ngay tại thị trường nội địa.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện có khoảng 70%-80% tôm xuất đi các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu. 30% còn lại ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Dịch Covid 19 bùng phát tại Trung Quốc, sẽ khiến nhiều thị trường lớn giảm nhập hàng hóa từ Trung Quốc. Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tăng xuất khẩu vào các nước khác trên thế giới, nhất là khi hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực vào tháng 7 tới đây.

Ông  Trương Đình Hòe – Phó Tổng Thư ký  VASEP nhận định: “Mùa vụ của ngành tôm thông thường sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 6, khi đó cũng là thời điểm được dự báo dịch bện Covid-19 đã được kiểm soát, thị trường mặt hàng tôm cũng sẽ nhộn nhịp hơn. Không ngoại trừ nếu dịch bệnh  Covid-19 chấm dứt sớm hơn thì  rõ ràng ngành tôm cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”.

Ông Hòe cũng khuyến cáo người nuôi tôm cần phải thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19 và diễn biến của thị trường ngành tôm, thường xuyên trao đổi với người thu mua, doanh nghiệp để nắm bắt cụ thể nhu cầu. Từ đó sẽ có đủ thông tin nhằm để đảm bảo sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát cũng đã có sẵn sàng nguồn nguyên liệu tốt nhất cung cấp cho thị trường.

Ông Hòe cũng khuyên các doanh nghiệp cần đa dạng sản phẩm hơn với đủ kích thước tôm, nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường. “Quan trọng hơn cả là sản xuất tôm sạch để hướng đến những thị trường khó tính khác như Mỹ, Châu Âu và trong bối cảnh tiêu thụ xuất khẩu khó khăn thì mặt hàng tôm cũng cần hướng cả tới thị trường nội địa của Việt Nam”, ông Hòe nhấn mạnh.

Cơ hội nào cho ngành tôm trước dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Mô hình nuôi tôm của tập đoàn Việt Úc.

Tìm thấy cơ hội trong rủi ro

Mặc dù hầu hết các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng với những bà con nuôi tôm nhạy bén thị trường và chuyển hướng sang nuôi tôm sạch bệnh, bền vững lại đạt được những thành công rất khả quan.

Thay vì nuôi tôm toàn bộ trên diện tích 20 ha, ông Lê Anh Tuấn ở huyện Tuy Phong (Bình Thuận), đã chủ động giảm số lượng nuôi xuống  20% so với năm ngoái vào thời điểm dịch Covid-19 bùng nổ ở Trung Quốc. Trong điều kiện dịch Covid-19 đang hoành hành, mức tiêu thụ giảm, thì đây được xem là giải pháp chủ động đến từ bà con nuôi tôm.

Cơ hội nào cho ngành tôm trước dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Khu nuôi tôm của Tập đoàn Việt Úc nhìn từ trên cao.

Không dừng lại ở đó, ông Tuấn còn đang tiến hành nuôi tôm theo tiêu chuẩn an toàn, để có thể bán được con tôm ở bất kỳ thị trường nào.

Với sự đầu tư về con giống, công nghệ, quy trình nuôi bài bản, ông Tuấn đã thu về kết quả nuôi ngoài mong đợi:

“Lứa tôm vừa qua tôi nuôi 80 ngày, thu về size 40 con/kg. Qua thu hoạch 15 ao, đạt sản lượng trên 200 tấn ( ao có diện tích 2.500m2, mật độ thả 400 con/m2). Đặc biệt là tôm của tôi đã đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng đảm bảo sẵn sàng xuất khẩu sang nhiều thị trường nên không lo tiêu thụ đầu ra. Cứ chuẩn bị tới thu hoạch đã có nhiều thương lái đến “đặt hàng” trước với giá cao hơn giá thị trường hiện tại để xuất khẩu đi các nước”, ông Tuấn cho biết.

Trong bối cảnh thị trường gặp khó khăn do Covid-19, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu tôm  hiện nay cũng đã có những phương án trong việc tìm kiếm thị trường khác như đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu. Đồng thời chung tay hỗ trợ người nuôi tôm bằng nhiều hình thức.

Điển hình như Tập đoàn Việt – Úc, đơn vị sản xuất tôm giống lớn nhất Việt Nam đang có chính sách giảm giá bán tôm giống tối đa hỗ trợ cho người nuôi.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang tác động tới tất cả các lĩnh vực trên toàn cầu, các Chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo, mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức kể cả thị trường nhập khẩu hay trong nội tại ngành. Do vậy, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng các liên kết chuỗi từ khâu đầu vào: con giống, thức ăn, chế biến, nhằm kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường…

Hi vọng với những thay đổi và cố gắng trên, ngành thủy sản Việt Nam sẽ sớm vượt qua được khó khăn, sớm khôi phục lại tỷ trọng xuất khẩu và đạt đúng kế hoạch đề ra.

Cơ hội nào cho ngành tôm trước dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Ông Bùi Bá Sự. Ông Bùi Bá Sự - Phó TGĐ Kinh Doanh Tập đoàn Việt –Úc cho biết: “Chúng tôi đã và đang có chính sách hỗ trợ tôm giống lớn nhất từ trước đến giờ. Góp phần làm cho chi phí đầu vào giảm đáng kể. Chúng tôi cũng khuyên người nuôi nên cân nhắc thả tôm bây giờ để đón đầu xu thế giá tôm sẽ tăng do thiếu hụt thực phẩm sau dịch bệnh vào các tháng tới. Đặc biệt muốn hiệu quả, bền vững thì bà con nuôi tôm cần tập trung vào nuôi tôm sạch, có thể truy xuất nguồn gốc để xuất sang Châu Âu khi chúng ta đã ký kết với họ để thực hiện hiệp định thương mại tự do”.

Tiên Đức