Chủ Nhật, ngày 16/02/2025 04:13 PM (GMT+7)
Bài học từ việc CEO nền tảng Telegram bị bắt
26/08/2024 12:02 GMT +7
Telegram hiện nay thu hút khoảng 950 triệu người dùng trên toàn cầu. Chính sự thông thoáng trong việc kiểm duyệt thông tin của Telegram đã tạo điều kiện cho nhiều hoạt động tội phạm quốc tế như buôn bán vũ khí, ma túy, lừa đảo…
Pavel Durov, CEO của công ty Telegram. Ảnh tư liệu: Getty
Tài khoản trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) của Telegram công ty ngày 26/8/2024 khẳng định nền tảng nhắn tin toàn cầu này tuân thủ luật pháp châu Âu, trong đó gồm Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số.
Thông tin này được Telegram phát đi một ngày sau khi nhà sáng lập và CEO công ty là Pavel Durov người Nga bị bắt tại Pháp.
Telegram viết trên X: "CEO Pavel Durov không có gì phải che giấu và thường xuyên đi công tác ở châu Âu. Thật vô lý khi tuyên bố một nền tảng hoặc chủ sở hữu của nó phải chịu trách nhiệm về việc nền tản này bị lạm dụng".
Telegram (được ra mắt vào năm 2013, do hai anh em Nikolai và Pavel Durov sáng lập) nói rằng việc kiểm duyệt của nền tảng "nằm trong tiêu chuẩn của ngành và liên tục được cải thiện".
Trong nhiều năm, Pavel Durov luôn khẳng định mục tiêu chính của nền tảng này là ủng hộ quyền riêng tư cùng quyết tâm đảm bảo đây là một nền tảng nhắn tin an toàn. Pavel cho biết một số chính phủ đã tìm cách gây sức ép với ông, nhưng ứng dụng này vẫn là một nền tảng trung lập mà không phải là một nhân tố trong mâu thuẫn địa chính trị.
Tuy nhiên, việc Telegram không hạn chế nội dung, trừ nội dung khiêu dâm, khiến những hình ảnh và video bạo lực thường được lưu hành và dễ dàng truy cập, tạo điều kiện cho một số nhóm tội phạm khủng bố lôi kéo người theo dõi hoặc kích động các hành vi bạo lực.
Đây là một trong những lý do khiến lực lượng an ninh Pháp bắt giữ Pavel Durov -- 39 tuổi -- tại sân bay Bourget (Pháp) ngày 25/8 theo giờ Việt Nam.
Durov bị cáo buộc không hành động để hạn chế việc sử dụng nền tảng của mình cho mục đích phạm tội và đã bị chặn lại sau khi đến Paris từ Baku trên máy bay riêng vào tối thứ bảy.
Tờ The Guardian cho rằng tỷ phú này được cho là đã 'tính toán sai lầm' khi đến Pháp khi nước này đang trong quá trình điều tra tội phạm trên nền tảng của ông.
Durov rời nước Nga vào năm 2014 sau khi từ chối tuân thủ yêu cầu của Chính phủ Nga về việc đóng cửa các nhóm đối lập trên mạng xã hội VK do ông thành lập khi mới 22 tuổi. Durov rời VK sau cuộc tranh chấp với những người chủ có liên hệ với phía chính phủ, rồi chuyển hướng tập trung vào Telegram.
Giống những nền tảng nhắn tin khác, Telegram cung cấp tính năng trò chuyện giữa một người với một người, trò chuyện nhóm, hỗ trợ gửi nội dung phương tiện và thậm chí cả gửi tin nhắn tạm thời.
Trong nhắn tin nhóm, Telegram cho phép tạo ra các nhóm đến 200.000 người và cũng có thể chia sẻ tập tin lớn đến 2 GB. Chức năng kênh cho phép người dùng phát sóng tin nhắn đến một lượng lớn đối tượng, không giới hạn số lượng người đăng ký. Tính năng này cho phép người dùng chia sẻ video, hình ảnh và tài liệu với nhiều người cùng một lúc, khiến Telegram trở thành kênh truyền tải thông tin, kể cả những thông tin sai lệch.
- Tham khảo thêm
Công ty mẹ của Facebook bị phạt 220 triệu USD
Theo thông báo ngày 19/7 của Ủy ban cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Nigeria (FCCPC), quốc gia châu Phi này đã phạt Meta Platforms 220 triệu USD.