Bắc Giang: Chuyển đổi số giúp nông sản vươn xa
30/04/2025 17:50 GMT +7
Việc áp dụng chuyển đổi số đã và đang mở ra cơ hội phát triển mới, giúp các sản phẩm đặc sản của Bắc Giang mở rộng thị trường trong nước mà còn vươn ra quốc tế.
- Bắc Giang: Mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
- Hội Nông dân Bắc Giang đẩy mạnh hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất
- Khơi nguồn sức mạnh từ phong trào nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp ở Bắc Giang
Chương
trình OCOP tại Bắc Giang đã và đang tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế -
xã hội, khơi dậy tiềm năng sản xuất và mở ra cơ hội gia tăng giá trị cho các sản
phẩm đặc trưng của địa phương. Qua đó, các HTX đã chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ
sang mô hình liên kết chuỗi giá trị, tuân theo các tiêu chuẩn quy chuẩn, đảm bảo
truy xuất nguồn gốc và đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Hiện, Bắc Giang có nhiều sản phẩm đã có tiếng trên thị trường như: vải thiều, mì Chũ huyện Lục Ngạn, mật ong hữu cơ Sơn Động, gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn, nho hạ đen, gà đồi Yên Thế…
Qua thống kê, hiện nay trên địa bàn mỗi làng, xã đều có một sản phẩm đặc trưng. Nhưng để biến nó thành sản phẩm được người tiêu dùng trong tỉnh, khu vực, trong nước biết đến, chấp nhận cũng như mở rộng hơn nữa thị trường cần phải có những kế hoạch, chương trình hỗ trợ.

Vì vậy, từ năm 2022, Hội Nông dân Bắc Giang đã triển khai Dự án “Tăng cường sự tham gia của các HTX nông nghiệp vào chuỗi giá trị”. Theo ông Lã Văn Đoàn - Phó Chủ tịch thường trực HND Bắc Giang, Trưởng ban điều phối dự án, trong khuôn khổ dự án sẽ giúp nâng cao năng lực cho các tổ chức nông dân trong việc tổ chức, điều hành, cung cấp dịch vụ kinh tế và kỹ thuật cho hội viên, nông dân, năng lực sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, tiếp cận thị trường….
Các tổ chức nông dân, đặc biệt là đối tượng phụ nữ, thanh niên, đồng bào dân tộc thiểu số có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Hỗ trợ về môi trường kinh doanh và tính cạnh tranh cho những nông hộ nhỏ. Nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp theo chuỗi thành công tiêu biểu.


Tính riêng quý 1 năm 2025, HND Bắc Giang đã tổ chức 1 Hội nghị triển khai dự án đến các Hội nông dân cấp huyện, xã và các HTX tham gia dự án (vào ngày 14/2/2025). Tổ chức khảo sát đầu kỳ thu thập dữ liệu cơ sở của dự án với số lượng 400 phiếu cho 400 cán bộ, hội viên nông dân. Phối hợp với Ban quản lý dự án Trung ương tổ chức 5 Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực vận động chính sách tại 5 xã triển khai dự án trong tháng 3 năm 2025.
Từ đây, nông dân, HTX hiểu được rằng yêu cầu đầu tiên là sản phẩm phải chất lượng hơn trước, do đó quy trình sản xuất cần được chuẩn hóa hơn bằng việc đầu tư máy móc sản xuất hiện đại với công nghệ tốt nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng.



Hơn nữa, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng cần có tem, nhãn mác bắt mắt, truy xuất nguồn gốc rõ ràng; các sản phẩm được chế biến sâu hơn hoặc chế biến thành nhiều sản phẩm khác đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Song song với đó, việc ứng dụng chuyển đổi số không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất mà còn giúp nhiều doanh nghiệp nâng cao giá trị, tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm thông qua các nền tảng thương mại điện tử như: Zalo, Facebook, Instagram, Youtube, sàn thương mại điện tử…
Từ việc ứng dụng công nghệ số vào thực tế sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, HTX Nông nghiệp Thái Sơn (xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa) đã tìm được thị trường tiêu thụ ổn định với mức thu mua 100 tấn thóc/năm (tương đương 70 tấn gạo thành phẩm). Không còn bị bó hẹp trong khuôn khổ địa phương, gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn đã vươn đến các tỉnh như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…
Về dự án, ông La Văn Trọng - thành viên HTX Nông nghiệp Thái Sơn cho hay: “Nhờ tham gia vào dự án, chúng tôi được tổ chức học tập kiến thức chuyển đổi số, khoa học kỹ thuật ứng dụng trong nông nghiệp nên từng bước tìm kiếm đầu ra ổn định, mở rộng quy mô sản xuất với mục tiêu thu mua hết thóc cho nông dân”.