dd/mm/yyyy

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân

Đối với một số người dân thành thị, trồng trọt không còn là sở thích, mà là một cách sống.

Đối với một số người dân thành thị, trồng trọt không còn là sở thích, mà là một cách sống.

Dạo bước trên đường phố Tokyo dễ dàng khiến người ta có cảm giác đang xuyên không.

Một phút trước, đường phố Shinjuku nhộn nhịp xe cộ và đèn neon nhấp nháy, nhưng khi rẽ vào một con hẻm, nó sẽ trở nên yên tĩnh lạ thường, mang bạn thoát khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của thành phố.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 1.

Trang trại thị dân cho thuê lớn nhất Tokyo.

Đi thêm vài bước nữa, bạn sẽ không thể tưởng tượng nổi giữa thành phố đông đúc, tấc đất tấc vàng mà vẫn có những mảnh đất trồng rau được quy hoạch. Đặc biệt hơn, chính quyền còn cho người dân thuê để trải nghiệm trồng trọt.

Những mảnh đất này được gọi là trang trại thị dân.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 2.

Trang trại NIPPONIA.

Felix, một kỹ sư công nghệ thông tin mới chuyển từ Bắc Kinh đến Tokyo, đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra loại hình trang trại này.

Dịch bệnh bùng phát, làm việc tại nhà đã trở thành xu hướng, thời gian rảnh rỗi dần tăng lên. Kể từ đó, một trong những thú vui hàng ngày của anh là đi bộ xuống cầu thang vào buổi tối để nhìn ngắm những loại rau đang trồng trong vườn.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 3.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 4.

Những quả cà chua đầy màu sắc tại trang trại Isehara.

Cà chua bi, từng chùm nhỏ màu xanh non. Dưa chuột và đậu treo lủng lẳng trên giàn cao.

Felix đã bị thu hút bởi một loài cây có những chiếc lá lớn như sen. Anh đã ngắm nhìn nó mỗi ngày, nhưng chưa bao giờ thấy nó kết trái. Cuối cùng đến ngày thu hoạch, nhổ lên khỏi mặt đất, anh mới biết đó là khoai môn.

Chỉ cần nhìn ra ngoài vườn rau hàng ngày đã như được chữa lành khỏi những bồn bề ngoài xã hội. Loại trang trại thị dân này không chỉ tồn tại ở Tokyo.

Khát vọng trồng rau nuôi cá giữa thành thị

Vào những năm 1860, nhiều người Nhật Bẩn đổ về các thành phố. Không gian xanh nhanh chóng bị san bằng thành đất ở, nhà mọc lên như nấm, thậm chí đất nông nghiệp ở ngoại ô cũng bị nhiều công trình xây dựng lấn chiếm.

Năm 1968, “Luật Quy hoạch thành phố” được ban hành, đất nông nghiệp trong thành phố bắt đầu chuyển dần sang diện nông nhàn. Với sự giúp đỡ của chính phủ, những trang trại thị dân đã lặng lẽ xuất hiện.

Với sự hăng hái trồng hoa màu ngày càng tăng của người dân thành thị, năm 1989, nhà nước đã ban hành “Luật cho thuê đất nông nghiệp đặc thù”.

Sau đó, vào năm 1990, các luật liên quan đến trang trại như Luật Cải tạo trang trại của công dân và Luật cho thuê đất nông nghiệp ở đô thị lần lượt được ban hành. Một hệ thống hoàn chỉnh đã mở đường cho việc thành lập các trang trại thị dân.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 5.

Trang trại NIPPONIA.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 6.

Mùa thu hoạch trái cây hè ở trang trại Tama.

Tính đến năm 2018, có 4.165 trang trại thị dân trên khắp Nhật Bản. Hơn một nửa trong số đó là trang trại công lập. Tuy nhiên, hàng nghìn trang trại này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu trồng trọt của người dân. Để có mảnh ruộng trồng rau cho riêng mình, người dân chỉ có thể tham gia rút thăm, nếu trúng thì có thẻ đóng tiền thuê một mảnh đất nhỏ.

Buổi bốc thăm ở các trang trại thị dân thường được tổ chức vào cuối năm. Vào tháng 11, người dân viết tên trang trại mà họ muốn thuê (chỉ được chọn một), sau đó nộp lên. Bất kỳ ai sống tại Nhật Bản đều có thể tham gia, không hạn chế quốc tịch. Sau đó, chính quyền sẽ tiến hành bốc thăm vào tháng 12. Để đảm bảo công bằng, mọi người có thể đến buổi bốc thăm để giám sát hiện trường.

Chi phí thuê các trang trại thị dân khá rẻ, tiền thuê 15m2 đất hàng tháng thường không quá 680 nghìn đồng. Tuy nhiên, thời hạn thuê này có hạn, thường là từ 1 đến 3 năm, hết thời hạn thì phải trả lại đất, sau đó chính quyền các vùng sẽ tổ chức bốc thăm lại.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 7.

Nông cụ được cung cấp bởi trang trại.

Sự cạnh tranh của các trang trại công lập rất gay gắt nên các trang trại tư nhân dần được ra đời. Các trang trại công lập thường cho phép mỗi cá nhân thuê từ 15 đến 30m2 đất. Song, trang trại tư nhân không giới hạn về diện tích và có thể cho thuê bất cứ lúc nào.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 8.

Wasabi ở trang trại Daio.

Ozu, sống ở Tokyo, sở hữu một mảnh đất rộng lớn được thừa kế từ ông nội. Mảnh đất vốn được cha mẹ anh canh tác, nhưng vào năm 2003, cha của Ozu qua đời và mẹ anh đã tuổi già sức yếu và không thể trồng trọt được nữa. Vì vậy, Ozu xin nghỉ việc ở công ty phát triển hệ thống để phụ mẹ canh tác.

Năm 2014, mẹ của Ozu cũng qua đời, Ozu chìm vào khổ đau. Anh muốn xây khu đất này thành nhà ở, bãi đậu xe nhưng vì vướng phải vấn đề về luật nên cuối cùng, anh đã biến mảnh đất nhà mình thành trang trại thị dân.

Cuối tuần, các ông bố bà mẹ lại đưa con cái đến đây đồng trồng trọt, lũ trẻ được tiếp xúc với nông nghiệp, cười nói vui vẻ trong vườn rau.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 9.

Trẻ em ở trang trại thị dân tại Tokyo.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 10.

Em nhỏ và mẹ trải nghiệm thu hoạch đậu nành tại trang trại Tama.

So với trang trại công lập, trang trại tư nhân do các tổ chức chuyên nghiệp điều hành có giá thành cao hơn, nhưng dịch vụ đương nhiên tốt hơn.

Trong những trường hợp bình thường, tiền thuê hàng tháng cho mỗi 3m2 của trang trại tư nhân là hơn 1,7 triệu đồng. Tuy nhiên, người thuê không cần chuẩn bị nông cụ. Trang trại không chỉ cung cấp các dụng cụ cần thiết để trồng rau mà còn chuẩn bị hạt giống, cây giống, phân bón.

Bạn không có kinh nghiệm trồng rau cũng không sao cả, trang trại có các chuyên gia tư vấn hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc bất cứ lúc nào. Hơn nữa, họ cũng sẽ tổ chức các buổi học thường xuyên, hệ thống các kiến thức trồng trọt.

Đối với nhân viên văn phòng thuê đất trồng trọt, họ bận bịu với công việc hành chính và tăng ca. Trong trường hợp này, họ có thể trả tiền cho nhân viên trang trại để chăm sóc vườn rau thay.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 11.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 12.

Buổi học trồng trọt trong trang trại cho thuê.

Ngoài loại hình trang trại cho thuê ở thành phố, còn có rất nhiều trang trại phức hợp ngoại ô.

Đơn cử là trang trại Isehara, có diện tích 15.000m2. Bạn không chỉ trồng được rau mà còn có thể tổ chức tiệc nướng BBQ cùng gia đình và bạn bè. Nếu cảm thấy trồng rau là chưa đủ, bạn còn có thể thu hoạch lúa, trồng hoa quả, học làm miso… cùng những người nông dân tại trang trại Isehara.

Đối với một số người dân thành thị, trồng trọt không còn là sở thích, mà là một cách sống.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 13.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 14.

Đóng gói cà chua nhiều màu tại trang trại Isehara.

Cuộc sống điền viên, chua ngọt có đủ

Vào đầu tháng 4/2022, Chia Chin, sống ở Mie (nằm ở tiểu vùng Tokai, vùng Kinki trên đảo Honshū) đang tỉa hành lá non. Hành lá quá rậm rạp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng và phải nhổ những cây con thừa.

Chia Chin không phải là nông dân chuyên nghiệp, nhưng sở hữu một trang trại gia đình rộng hàng chục mét vuông. Hai cô con gái lần lượt kết hôn, ông sống với vợ và một con chó bông lớn tuổi.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 15.

Trang trại NIPPONIA.

Mặc dù tuổi đã cao, nhưng Chia Chin không cho phép mình nghỉ ngơi.

Tháng 3 và tháng 4 là thời gian bận rộn gieo hạt và trồng cây giống. Trồng trọt chưa bao giờ là công việc dễ dàng, nhưng trong cuộc sống nghề nông này, ông luôn cảm thấy vui vẻ và ý nghĩa. Nhìn cây trồng phát triển mạnh mẽ, ông cảm thấy mình còn phơi phới tuổi xuân.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 16.

Vườn rau của Chia Chin.

"Tự do tài chính không có nghĩa là lãng phí xa xỉ"

Ở tuổi 40, Tachyon đạt được tự do tài chính và gia nhập nhóm FIRE (tự chủ kinh tế, nghỉ hưu sớm).

Sau khi tốt nghiệp cao học, anh làm việc 16 năm trong công ty đầu tiên. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát, công việc của Tachyon ngày càng kém suôn sẻ, vì vậy anh quyết định nghỉ việc. Sau đó sống nhờ vào nghề tay trái và lợi nhuận từ tài sản gom góp trước đó.

Sau khi nghỉ việc, Tachyon dành hết tâm sức cho trang trại và thích chia sẻ những kiến thức trồng trọt trên mạng xã hội.

Ngoài trồng rau, Tachyon còn thích câu cá và đua ngựa, hiện đang sống an nhàn cùng 3 chú mèo con.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 17.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 18.

Khu đất chung Shibamata ở khu Katsushika, Tokyo.

"Bỏ việc, đi trồng dâu tây"

Kiri, ban đầu là lập trình viên sống ở Kanagawa, đã tham gia trang trại thị dân từ năm 2019. Nhưng vì thường xuyên phải đi làm nên anh chỉ có thể đến trang trại vào cuối tuần.

“Không ngờ trồng rau lại sung sướng đến thế!”. 1-2 giờ trồng trọt mỗi tuần ngày càng quan trọng đối với Kiri.

Gieo hạt, nảy mầm, nở hoa, thu hoạch và cầu nguyện, tận hưởng mọi quá trình trồng trọt. Để trồng được những loại rau ngon, anh đã học cách tỉa thưa, vun gốc, bón phân kết hợp vô số phương pháp lạ khác.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 19.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 20.

Đồi cam ở trang trại Tamar.

Trên thực tế, Kiri luôn mơ mình trở thành nông dân. Cha mẹ là nông dân ở tỉnh Tochigi và anh luôn muốn trở về quê hương để làm nông sau khi nghỉ hưu. Nhưng khi canh tác trong trang trại thị dân, kế hoạch về quê trồng rau nuôi cá càng rõ ràng và cấp thiết hơn. Anh cho rằng: "Chờ đến khi nghỉ hưu thì đã quá muộn".

Anh bắt đầu tra cứu thông tin, tìm hiểu về nông nghiệp hiện đại và tham khảo ý kiến của những người ở Cục Nông lâm nghiệp. Càng học, anh càng thấy nóng lòng.

Năm 30 tuổi, Kiri nghỉ việc và học làm nông dân chuyên nghiệp. Khi còn là sinh viên, Kiri thi lại vào một trường chuyên ngành nông nghiệp và mục tiêu của anh là trở thành một người trồng dâu chuyên nghiệp trong tương lai. Nhưng là một nông dân hiện đại, làm sao để cân bằng giữa lãi và thu nhập kinh tế mới là điều cần phải tính toán kỹ càng.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 21.

Niềm vui thu hoạch

Ngày càng có nhiều người thích trồng trọt và độ tuổi càng trẻ hóa.

Một vườn rau nhỏ, cuối tuần tưới nước và bón phân cho cây, mỗi năm có thể thu hoạch từ 15 đến 20 loại rau.

Trong các trang trại cho thuê, người ta thường không sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật nào. Theo đó, trong thời gian thu hoạch, người lớn và trẻ em ra trang trại ăn trái cây rau quả một cách an toàn.

Khác với các loại rau ngoài chợ, rau củ quả của trang trại thị dân luôn được thu hoạch tại thời điểm tươi ngon nhất.

Trong trang trại thị dân, mọi người không chỉ thường xuyên học hỏi kỹ năng lẫn nhau mà còn tổ chức các hoạt động. Khoai tây mới đào dùng để nấu cà ri vào mùa hè, khoai lang nướng vào mùa thu và khoai môn luộc vào mùa đông.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 22.

Thú vui điền viên của dân thành thị Nhật Bản: Thuê đất trồng rau, nghỉ việc về làm nông dân - Ảnh 23.

Trang trại cừu Tama.

Sau một năm tìm hiểu loại hình trồng trọt thị dân này, năm nay (2022), Felix, với tư cách là một người nước ngoài ở Nhật Bản đã thuê một mảnh đất để trồng trọt.

Sau một tuần làm việc trước máy vi tính, sáng thứ 7, Felix thay áo sơ mi trắng, mặc đồ nông dân, cầm cuốc và đi bộ ra đồng. Mùa xuân là mùa gieo hạt, anh chuẩn bị bắt tay vào trồng cây rau đầu tiên.

(Nguồn: Thepaper)

PV