Thị trường hạt tiêu trong nước vẫn chưa có động lực tăng giá rõ rệt, sức tiêu thụ chậm, tâm lý chờ đợi
17/05/2025 14:44 GMT +7
Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở mức 151.000 – 153.000 đồng/kg. Thị trường hạt tiêu trong nước vẫn chưa có động lực tăng giá rõ rệt do sức tiêu thụ chậm và tâm lý chờ đợi từ thương lái.
Giá tiêu hôm nay ở trong nước (17/5)
Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở mức 151.000 – 153.000 đồng/kg.
Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 153.000 đồng/kg.
Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 153.000 đồng/kg.
Tại Gia Lai mức giá tiêu là 151.000 đồng/kg. Đồng Nai có giá tiêu là 151.000 đồng/kg.
Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 151.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay ổn định, tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 151.000 đồng/kg.


Giá tiêu trực tuyến hôm nay (17/5)
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu Indonesia tăng với tiêu trắng, tăng với tiêu đen so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil không đổi, tiêu Malaysia không đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay không đổi, với tiêu trắng ở mức 9.700 USD/tấn.
Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.301 USD/tấn.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 9.200 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 10.051 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 11.900 USD/tấn.
Giá tiêu đen của Việt Nam đứng ở mức thấp nhất là 6.700 USD/tấn đối với loại 500 g/l và mức 6.800 USD/tấn với loại 550 g/l. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu đạt 9.700 USD/tấn.


Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, thời điểm này, thị trường hạt tiêu trong nước vẫn chưa có động lực tăng giá rõ rệt do sức tiêu thụ chậm và tâm lý chờ đợi từ thương lái. Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, giá vẫn duy trì cao nhờ nguồn cung hạn chế sau thu hoạch và nhu cầu tăng từ các thị trường lớn.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới, chiếm 50% tổng sản lượng tiêu toàn cầu. Tuy nhiên, hàng năm, nước ta vẫn nhập khẩu tiêu từ các nước Đông Nam Á và Brazil để chế biến xuất khẩu.
Việt Nam hiện là đối tác nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Brazil, với 4.993 tấn được ghi nhận trong tháng 4/2025, tăng 5,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, các thị trường lớn khác bao gồm UAE (806 tấn, tăng 6,6%) và Senegal (737 tấn, giảm 15%).
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dựa vào các yếu tố cung - cầu hiện tại, đã đưa ra dự đoán, giá hạt tiêu có thể tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6/2025, khi các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn tất hợp đồng giao hàng quý II/2025.
Nhu cầu tiêu thụ vẫn ổn định và nguồn cung hạn chế sau thu hoạch có thể tạo cơ hội cho giá tiêu tăng nhẹ. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, thị trường trong nước hiện vẫn đang thiếu động lực tăng giá, khi xuất khẩu chững lại và sức mua nội địa chưa bứt phá.
Mặc dù giá hạt tiêu năm nay vẫn tăng so với năm ngoái, nhưng việc tái canh cây trồng này không diễn ra mạnh tại các tỉnh do không còn đất mới hoặc người nông dân trồng những cây có giá trị kinh tế cao hơn, nên diện tích sẽ khó tăng trong năm 2025.
Giá tiêu tăng trở lại ở Đắk Lắk và Đắk Nông, nửa cuối tháng 5 giá tiêu sẽ phụ thuộc vào điều này
Giá tiêu hôm nay (16/5) tăng nhẹ 1.000 đồng tại Đắk Lắk và Đắk Nông, nhưng giữ ổn định ở Gia Lai, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Giá tiêu hôm nay rất lạ, tăng ở Đắk Nông, Đắk Lắk và giảm ở Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu
Giá tiêu hôm nay diễn biến trái ngược ở các tỉnh trọng điểm, tăng ở Đắk Nông, Đắk Lắk và giảm ở Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu. Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở mức 151.000 – 152.000 đồng/kg.
Giá tiêu đi ngang ngày thứ 3 liên tiếp, thị trường tiêu trong nước đang cần một động lực
Giá hạt tiêu trong nước hôm nay chưa có diễn biến mới, vẫn ở quanh mức 151.000 – 152.000 đồng/kg tại các khu vực trọng điểm. Người bán cầm chừng vì giá chưa đạt kỳ vọng. Thị trường Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu tiêu nhưng chưa nhiều.