dd/mm/yyyy

Sau khi tăng 'khủng', cà phê Robusta quay đầu giảm về cuối ngày

Cà phê Arabica tháng 9 giao dịch vào thứ năm đóng cửa tăng 4,10 cent/pound và cà phê Robusta đóng cửa tăng tới 116 USD nằm ở mức 4.176 USD/tấn. Tuy nhiên, đến chiều tối nay, cả hai loại cà phê này đã quay đầu giảm cũng khá mạnh...

Theo ghi nhận phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động giảm, tính đến thời điểm 20h40 tối nay.

Cụ thể, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 9/2024 được ghi nhận tại mức 4.164 USD/tấn sau khi giảm 0,29%. Các kỳ hạn còn lại đều giảm, trừ kỳ hạn tháng 1/2025.

Giá cà phê Arabica giao tháng 9/2024 tại New York ở mức 229,05 UScent/pound sau khi giảm 0,56%.

Sau khi tăng 'khủng', cà phê Robusta quay đầu giảm về cuối ngày- Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMFCập nhật: 21/06/2024 lúc 20:40:01 (delay 10 phút)

Sau khi tăng 'khủng', cà phê Robusta quay đầu giảm về cuối ngày- Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMFCập nhật: 21/06/2024 lúc 20:40:01 (delay 10 phút)

Sau khi tăng 'khủng', cà phê Robusta quay đầu giảm về cuối ngày- Ảnh 3.

Giá cà phê trong nước tính đến 20h40.

Sau khi tăng 'khủng', cà phê Robusta quay đầu giảm về cuối ngày- Ảnh 4.

Chỉ trong gần 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Đức là quốc gia nhập khẩu nhiều cà phê Việt Nam nhất.

Hôm qua thị trường cà phê đã có một phiên tăng mạnh lên mức cao nhất trong 2 tuần. Giá cà phê được hỗ trợ nhờ thời tiết khô nóng ở Brazil và Việt Nam vẫn tiếp diễn, điều này khiến tăng thêm lo ngại về sản lượng cà phê toàn cầu cho vụ tới.

Tồn kho cà phê Arabica đã qua phân loại được nắm giữ trên thị trường Arabica ở New York được cho là không thay đổi tính đến 19/6 ghi nhận lượng tồn kho này ở mức 824.416 bao.

Các thị trường hàng hóa thiếu sự định hướng từ Hoa Kỳ, nhưng cà phê Robusta giao dịch vẫn "đụng" được mức cao và đà tăng còn tiếp tục đến phiên thứ năm hôm qua.

Tổng kết phiên giao dịch, thị trường Arabica được đánh giá đã có bước nhảy vọt lớn nhất trong ba tuần trước kỳ hạn giao hàng tháng 7, thị trường này đã tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng 5 tại New York trước khi hợp đồng kỳ hạn tháng 7 hết hạn.

Động thái này xảy ra vì thứ năm là ngày thông báo đầu tiên, khi những người nắm giữ hợp đồng tương lai phải thông báo cho các đối tác về việc giao hàng thực tế theo hợp đồng.

Giá cà phê Arabica kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất đã tăng tới 4,4%. Chênh lệch giá giữa hợp đồng tương lai tháng 7 và tháng 9 đã tăng vọt.

Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi thời tiết tại quốc gia sản xuất hàng đầu Brazil. Mặc dù thường xảy ra vào thời điểm này trong năm, tình trạng khô hạn và nhiệt độ thấp trong mùa đông của đất nước này có thể gây lo ngại về nguồn cung trong tương lai.

Thời tiết nóng và khô ở Việt Nam cũng dấy lên lo ngại về vụ thu hoạch tiếp theo tại quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, chuyên cung cấp loại cà phê được sử dụng trong cà phê hòa tan. Việt Nam đang dự kiến có những cơn mưa rào rải rác trong thời gian tới, cho thấy lượng mưa cho đến này vẫn là quá ít trong tháng 6.

Chỉ trong gần 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Đức là quốc gia nhập khẩu nhiều cà phê Việt Nam nhất.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến nửa tháng 6, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 862.400 tấn, trị giá 3,04 tỷ USD, giảm hơn 8% về lượng nhưng tăng 38% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức cao kỷ lục so với cùng kỳ các năm từ trước tới nay.

Về giá, trong tháng 5, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 4.275 USD/tấn, tăng 14% so với tháng 4 và tăng 66% so với tháng 5/2023. Tính chung 5 tháng đầu năm, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 3.475 USD/tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 5, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết thị trường truyền thống và tiềm năng đều giảm, ngoại trừ Trung Quốc. Tính chung 5 tháng, Việt Nam giảm xuất khẩu cà phê sang các thị trường Đức, Italy, Mỹ, Nga, nhưng tăng xuất khẩu sang các thị trường Tây Ban Nha, Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Hà Lan, Trung Quốc.

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, Đức nhập khẩu 104.375 tấn cà phê Việt Nam, trị giá gần 350 triệu USD; Italy nhập 80.655 tấn, trị giá hơn 254 triệu USD; Mỹ nhập 50.033 tấn, trị giá gần 170 triệu USD; Nhật Bản nhập 56.931 tấn, trị giá hơn 210 triệu USD; Tây Ban Nha nhập 60.805 tấn, trị giá 217 triệu USD; Nga nhập 43.964 tấn, trị giá gần 162 triệu USD; Trung Quốc nhập 22.105 tấn, trị giá 84 triệu USD...

 

P.V