Nông thôn mới Lào Cai: Vượt kế hoạch, thêm 62 sản phẩm OCOP được "gắn sao"

Phạm Hoài

23/07/2025 22:17 GMT +7

Từ đầu năm 2025 đến nay, chương trình OCOP tại tỉnh Lào Cai đã có những bước tiến vượt bậc. Qua 14 đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tại các địa phương, toàn tỉnh đã có thêm 62 sản phẩm mới được công nhận, vượt gần 15% so với kế hoạch đề ra, khẳng định hiệu quả và sức lan tỏa mạnh mẽ của chương trình ở vùng nông thôn Tây Bắc này.

Tính đến tháng 7/2025, tỉnh Lào Cai đã có tổng cộng 604 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao. Trong đó có 553 sản phẩm OCOP 3 sao, 49 sản phẩm OCOP 4 sao và 2 sản phẩm OCOP 5 sao. Những con số này cho thấy sự nỗ lực không ngừng của các chủ thể sản xuất và chính quyền địa phương vùng nông thôn Tây Bắc này trong việc nâng tầm giá trị cho nông sản bản địa.

Sức sống của chương trình OCOP tỉnh Lào Cai thể hiện rõ nét qua sự đa dạng của các nhóm sản phẩm. Dẫn đầu là nhóm thực phẩm với 479 sản phẩm, góp phần đưa những hương vị độc đáo của núi rừng Tây Bắc đến với người tiêu dùng. Tiếp theo là các nhóm ngành hàng khác như đồ uống (41 sản phẩm), dược liệu (26 sản phẩm), thủ công mỹ nghệ (36 sản phẩm) và du lịch (20 sản phẩm).

Nhiều sản phẩm OCOP của Lào Cai không chỉ được biết đến tại địa phương mà đã "ghi danh" trên bản đồ nông sản Việt. Những cái tên như chè Shan tuyết Suối Giàng, gạo Séng cù Mường Lò, chè Bát tiên Trấn Yên, miến đao Giới Phiên, hay các sản phẩm từ cá hồi Sa Pa... đã có mặt tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên cả nước, chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng và câu chuyện văn hóa đằng sau.

Qua 14 đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tại các địa phương, toàn tỉnh Lào Cai đã có thêm 62 sản phẩm mới được công nhận, vượt gần 15% so với kế hoạch đề ra. Ảnh: Thanh Nga.

Một điểm sáng đầy ý nghĩa của chương trình OCOP tại Lào Cai là sự tham gia đông đảo của các hợp tác xã, doanh nghiệp, và đặc biệt là các hộ gia đình do phụ nữ và người dân tộc thiểu số làm chủ.

Hiện, tỉnh Lào Cai có 304 chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, trong đó có tới 117 chủ thể do phụ nữ đại diện và 105 chủ thể là người dân tộc thiểu số. Điều này không chỉ cho thấy hiệu quả kinh tế mà chương trình mang lại mà còn khẳng định vai trò quan trọng của OCOP trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, tạo sinh kế bền vững và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại địa phương.

Thành công của chương trình OCOP đang góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng đất, từ đó nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân Lào Cai một cách bền vững.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP Lào Cai chắc chân trong nước, vươn ra chợ thế giới

Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP Lào Cai chắc chân trong nước, vươn ra chợ thế giới

Thực hiện chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm OCOP, tỉnh Lào Cai đã từng bước xây dựng thương hiệu cho mỗi dòng sản phẩm nông sản tại địa phương. Từ đó, những sản phẩm này được nhiều người tiêu dùng biết đến nhiều hơn.

Lần đầu tiên sản phẩm OCOP Lào Cai xuất hiện tại Hà Nội  

Lần đầu tiên sản phẩm OCOP Lào Cai xuất hiện tại Hà Nội  

Ngày 6.12.2019, tại Hà Nội, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Thương mại Big C Thăng Long tổ chức khai mạc “Tuần lễ Nông sản đặc sản và sản phẩm OCOP của Lào Cai năm 2019 ”.  Đây là cơ hội để các sản phẩm OCOP Lào Cai giao thương tới thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước.