dd/mm/yyyy

Loại thịt ít người ăn ngày Tết vì sợ đen đủi cả năm, hóa ra là “thuốc bổ thượng hạng”

Thường "mang tiếng oan" là luôn đem lại vận hạn cho gia chủ, nhưng thực tế thịt vịt rất bổ dưỡng, lại có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Loại thịt ngày Tết ít người dám ăn vì sợ đen đủi lại chính là "thuốc bổ thượng hạng"

Theo quan niệm dân gian, ngày đầu năm nhất định phải "nói không" với thịt vịt để tránh xui xẻo, làm việc gì cũng không được như ý muốn. Người Việt xưa quan niệm rằng, vịt là con vật đi lại chậm chạp, lạch bạch... nên khiến cho mọi việc không được hanh thông. 

15115444889.jpeg

Hơn nữa, đặc tính của vịt là chạy theo bầy đàn nhưng dễ chia tách, mỗi con chạy một hướng hay còn gọi là "tan đàn xẻ nghé", gợi cho các gia đình một số liên tưởng đến những điều không may mắn trong ngày Tết. Đó là lý do vì sao thịt vịt là loại thịt tuyệt đối không được đặt trong mâm cơm cúng ngày Tết.

Thường "mang tiếng oan" là luôn đem lại vận hạn cho gia chủ, nhưng thực tế thịt vịt rất bổ dưỡng, lại có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. 

320365227-1533005433789910-7418323645615977847-n-3209.jpeg

Mâm cỗ ngày Tết ở Việt Nam thường không có thịt vịt.

Y học cổ truyền cho rằng thịt vịt có vị ngọt, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh phổi, giảm ho, bổ âm dưỡng huyết, dưỡng dạ dày, có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng tấy. Thịt vịt được coi là loại "thuốc bổ thượng hạng", có tác dụng điều hòa ngũ tạng, trừ nhiệt, bổ hư… Đàn ông dương khí yếu là đối tượng thích hợp nhất để "tẩm bổ" bằng các món ăn từ thịt vịt.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thịt vịt rất giàu protein, chất béo, carbohydrate, phốt pho, canxi, sắt, axit nicotinic và các chất dinh dưỡng khác.

Protein của thịt vịt chủ yếu là protein sarcoplasmic và myosin. Các loại protein này chứa xen kẽ collagen, gelatin... nên rất bổ cho xương khớp, tốt cho làn da.

Thịt vịt còn chứa niacin. Chất này tham gia vào việc giải phóng năng lượng từ carbohydrate, chất béo, protein. Nó đồng thời tham gia vào quá trình tổng hợp protein, axit béo và DNA, có tác dụng bảo vệ rất tốt đối với tim mạch.

Nhìn chung, giá trị dinh dưỡng của thịt vịt rất cao, nếu ăn thịt vịt thường xuyên có thể sẽ nhận được những tác dụng không ngờ. Nếu như ngày Tết cần phải kiêng thịt vịt, thì thời điểm cuối năm là lúc bạn có thể tranh thủ thưởng thức loại thịt "dân dã" này. Mọi người nên ăn thịt vịt ít nhất 1 lần/tuần để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tốt hơn. 

298.jpeg

Một số món ăn ngon từ thịt vịt bao gồm: vịt om sấu, vịt kho sả, mì vịt tiềm, vịt nướng chao, bún măng vịt, cháo vịt...

Thịt vịt dù ngon nhưng có 5 nhóm người không nên ăn

Tuy bổ dưỡng sánh ngang "thuốc bổ thượng hạng", nhưng có 5 kiểu người cần tránh ăn thịt vịt.

1. Những người đang bị cảm

Những người đang mắc bệnh cảm thường có thể trạng yếu, còn mệt mỏi. Trong khi đó, thịt vịt có tính hàn, gây hạ nhiệt, có thể khiến những bệnh nhân cảm lạnh bị lạnh bụng, tiêu chảy, khó chịu trong người… Bệnh chưa kịp khỏi đã nặng thêm.

2. Người đang bị ho

Các thực phẩm tanh như vịt đều sẽ khiến người bị ho cảm thấy khó thở, sinh ra kích ứng, khiến triệu chứng ho thêm trầm trọng.

3. Người mắc bệnh tiêu hóa

Đông y cho hay, thịt vịt có tính hàn, có thể khiến những người có hệ tuần hoàn kém bị suy yếu hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch…

v2-62f04377aeb6afb611addcc5d041e13e_720w.jpeg

4. Những người đang mắc bệnh gút

Bệnh nhân gút nên kiêng các loại thịt giàu purin như thịt vịt. Ăn nhiều món này sẽ khiến lượng axit uric trong cơ thể người bệnh tăng vọt, rất khó kiểm soát bệnh.

5. Những người mới phẫu thuật

Nếu vừa trải qua một cuộc phẫu thuật thì thịt vịt là thứ bạn nên kiêng, bởi đồ tanh sẽ làm vết thương lâu lành. Hơn nữa, thịt vịt giàu protein nên rất khó tiêu.

Bảo Nam