Trên thế giới có nhiều đặc sản có độc lạ khi nghe thấy ai cũng phải choáng váng. Đặc biệt có một loài chim "lạ" thải ra đặc sản “quý như vàng”, giá gần 40 triệu đồng/kg vẫn có người săn lùng. Được biết đây là một trong những đặc sản thuộc top đắt đỏ bậc nhất thế giới, chỉ dành cho giới nhà giàu.
Loại đặc sản độc đáo có "1-0-2" nói trên là cà phê phân chim Jacu. Loài chim tạo nên loại cà phê đắt đỏ này thường xuất hiện ở Brazil. Chúng chỉ chọn những quả chín mọng để ăn, nhiều quả được cho là hoàn hảo cũng bị chúng bỏ qua.
Điểm nổi bật ở loài chim Jacu là bề ngoài khá lớn, màu đen, giống gà lôi tây nhưng sống ở trên cây. Chim Jacu là một chi chim trong họ Cracidae, chúng thường được tìm thấy trong các khu rừng từ miền Nam Mexico đến vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Những con chim này có bộ lông màu nâu và đầu tương đối nhỏ so với kích thước cơ thể của chúng. Chiều dài cơ thể của chúng thường từ 65 đến 95 cm. Chim Jacu là loài có nguy cơ tuyệt chủng và bị đe dọa nghiêm trọng do nạn phá rừng và săn bắn.
Thoạt đầu, bác nông dân này vô cùng hoảng sợ, thậm chí còn gọi cho cả cảnh sát và các cơ quan bảo vệ môi trường. Nhưng họ cũng chẳng thể làm gì vì chim Jacu được pháp luật Brazil bảo vệ. “Trong cái khó ló cái khôn”, Henrique bất ngờ này ra một ý tưởng và sự tuyệt vọng nhanh chóng chuyển thành phấn khích.
Nhớ về thời trẻ của mình, Henrique cho biết mình là một người đam mê lướt sóng. Việc theo đuổi những con sóng đã từng đưa ông đến Indonesia, nơi ông được giới thiệu về Kopi Luwak, một trong những loại cà phê đắt nhất thế giới, được làm từ hạt cà phê thu hoạch từ phân của những con chồn Indonesia. Chính những trải nghiệm của tuổi trẻ đã đem đến cho cho Henrique một ý tưởng, nếu người Indonesia có thể thu hoạch cà phê từ phân của chồn, thì ông cũng có thể làm điều tương tự với phân của chim Jacu.
“Tôi nhận ra mình có thể thử một thứ gì đó tương tự với chim Jacu. Thách thức nằm ở việc thuyết phục những người hái cà phê của tôi rằng, thay vì quả mọng, họ cần phải săn lùng phân chim”, Henrique nhấn mạnh.
Bắt tay vào tìm đặc sản đắt đỏ, bác nông dân này đã phải chi rất nhiều tiền để thuê công nhân tìm kiếm phân chim Jacu có chứa hạt cà phê. Rõ ràng, Henrique đã phải biến cuộc săn lùng phân chim Jacu thành một cuộc săn tìm "kho báu" đối với những người lao động, trả họ thù lao hậu hĩnh hơn để tìm kiếm số lượng nhất định hạt cà phê được thải ra bằng phân chim.
Ban đầu, việc thu thập phân chim Jacu chỉ là bước khởi đầu của một quá trình vất vả. Quả cà phê sau đó phải được rửa sạch bằng tay, tách vỏ. Chính công việc khó nhọc này khiến cà phê chim Jacu đắt hơn đáng kể so với các loại cà phê khác, nhưng đó không phải là điều duy nhất.
Sau khi bóc tách sơ chế sạch những hạt cà phê sau đó được được sấy khô, rang lên và lưu giữ trong giấy da dê 3 tháng. Điều này tạo ra ảnh hưởng đột phá với hương vị cà phê, với mùi thơm được mô tả như "mùi hoa hồi".
Theo quan sát của ông Henrique, chim Jacu vốn chỉ chọn những quả chín mọng để ăn, nhiều quả được cho là hoàn hảo cũng bị chúng bỏ lại. Sau một thời gian theo dõi, lão nông đã thử nhặt chất thải của chim và nhận thấy có nhiều hạt cà phê lẫn trong đó. Chim Jacu chỉ ăn những quả chín nhất giúp cho chất lượng của hạt cà phê luôn đạt mức cao nhất.
Nhận thấy tiềm năng khởi nghiệp từ những hạt cà phê bị chim ăn nhưng cũng từ đây những thách thức trong việc hiện thực hóa ý tưởng này cũng bắt đầu gian nan. Ban đầu, Henrique đã gặp khó khăn khi thuyết phục những người công nhân hái cà phê rằng thứ họ cần tìm là phân chim Jacu chứ không phải hái quả. Ông chấp nhận trả thù lao cao hơn để họ đồng ý thu hoạch phân chim cho mình. Sau đó, những quả cà phê này cần phải được rửa sạch bằng tay, tách vỏ lấy hạt và rang lên. Sau khi rang khô, số hạt cà phê thu được sẽ được lưu giữ trong giấy da dê 3 tháng.
Sau một thời gian quyết định "sống chung với lũ". Bởi mhững con chim Jacu ở thời điểm đó được coi là loài gây hại vì chúng ăn tới 10% sản lượng cà phê của các đồn điền.
Ngoài ra, Henrique Sloper de Araújo cũng phát hiện ra rằng chim Jacu có hệ tiêu hóa rất đặc biệt. Tuy chúng nuốt quả và thải ra hạt cà phê còn nguyên nhưng hệ tiêu hóa của chúng đã khiến cho caffeine trong hạt mất gần hết và không cần lên men nữa.
Sau hơn 2 năm thử nghiệm, đồn điền Camocim Estate đã thành công sản xuất ra cà phê từ phân chim Jacu. Qua nhiều quá trình thủ công, loại cà phê từ phân chim Jacu ra đời và nhận được nhiều lời khen về mùi vị của nó.
Qua nhiều công đoạn tìm kiếm và chế biến nhặt cà phê nhặt trong chất thải của chim, thành phẩm thu được là cà phê phân chim Jacu có vị trái cây và chua hơn các loại khác. Tuy loại cà phê này thuộc top đắt nhất thế giới nhưng vẫn có nhiều người mua.
Sau khi thưởng thức hương vị cà phê nhiều người mô tả cà phê phân chim Jacu có mùi thơm như mùi hoa hồi. Với số phân chim Jacu chưa sử dụng tới sẽ được sấy khô, làm sạch và đông lạnh cho tới khi chế biến. Vì các công đoạn đều phải làm thủ công nên cà phê từ phân chim Jacu có giá thành khá đắt.
Đồn điền của Henrique Sloper de Araújo là nơi duy nhất sử dụng phân chim Jacu để sản xuất cà phê. Với những đặc điểm nổi bật như vậy, cà phê phân chim Jacu là một trong những loại cà phê được nhiều người săn lùng tìm mua. Nhiều người còn ví von việc mua được loại cà phê này khó chẳng kém "đãi cát tìm vàng".
Sau hơn 10 năm chăm chỉ làm giàu và không ngại thử thách, hiện nay cà phê từ phân chim Jacu của bác nống dân nói trên là mặt hàng được ưa chuộng tại Pháp, Nhật Bản và Anh. Giá thành của loại cà phê này được đánh giá là đắt nhất thế giới với mức 1.700 USD/kg (gần 40 triệu đồng/kg).
Những năm qua, chim Jacu vốn là một giống gà lôi được pháp luật Brazil bảo vệ. Những đơn vị bảo vệ môi trường chỉ đề xuất ông nuôi thêm các loài thiên địch của chúng.