Lào Cai: Nửa đầu năm 2025 thu trên 2.400 tỷ đồng từ rừng, dân hăng hái trồng mới gần 12.000 ha

Hoài Thoa

10/07/2025 09:06 GMT +7

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh Lào Cai ước đạt con số ấn tượng 2.474 tỷ đồng. Người dân đã hăng hái trồng mới hơn 11.700 ha rừng; biến những mảnh đồi trọc thành "vàng xanh", góp phần đưa độ che phủ rừng của tỉnh ước đạt 61,37%.


Theo đó, nửa đầu năm 2025, toàn tỉnh Lào Cai đã trồng được tổng cộng trên 11.700 ha rừng, một con số cho thấy sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và người dân địa phương.

Trong bức tranh tổng thể đầy ấn tượng đó, có những điểm sáng nổi bật. Diện tích trồng mới rừng sản xuất tập trung đạt 765 ha, hoàn thành gần 71% kế hoạch năm. Đặc biệt, diện tích trồng lại rừng sau khai thác lên đến con số khổng lồ trên 10.878 ha. Điều này cho thấy một tư duy sản xuất bền vững đã và đang hình thành rõ nét: khai thác đi đôi với tái tạo, đảm bảo chu kỳ kinh tế rừng không bị đứt gãy, mang lại lợi ích lâu dài.

Bên cạnh việc trồng rừng tập trung, phong trào trồng cây xanh phân tán tiếp tục lan tỏa sâu rộng trong từng thôn bản, ngõ xóm. Với hơn 6,88 triệu cây được trồng, màu xanh không chỉ phủ lên những cánh rừng mà còn len lỏi vào từng không gian sống, tạo cảnh quan môi trường và góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhiều hộ dân ở xã Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai thoát nghèo nhờ trồng rừng kinh tế. Ảnh: Thanh Nga.

Công tác bảo vệ và tái sinh rừng cũng là một điểm nhấn thành công. Toàn bộ hơn 493.666 ha rừng hiện có được quản lý, bảo vệ hiệu quả. Song song đó, tỉnh đã thực hiện khoanh nuôi tái sinh 8.629,6 ha, một giải pháp "thuận thiên" để phục hồi rừng tự nhiên với chi phí thấp mà hiệu quả cao, hoàn thành 100% kế hoạch năm.

Những nỗ lực không mệt mỏi này đã đưa tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh Lào Cai ước đạt 61,37% (tính trên địa bàn tỉnh Lào Cai mới, sau khi sáp nhập), một con số mà nhiều địa phương phải mơ ước và cao hơn đáng kể so với mục tiêu bình quân cả nước. Giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh 6 tháng đầu năm ước đạt 2.474 tỷ đồng.

Để đạt được những kết quả này, tỉnh Lào Cai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Từ việc quy hoạch vùng trồng, chuẩn bị cây giống chất lượng, đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật và đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng tạo ra một nguồn tài chính bền vững, giúp người dân có thêm thu nhập, yên tâm gắn bó với rừng.

Trồng rừng ven biển: Hướng đi kép trong giảm nghèo và chống biến đổi khí hậu ở Thái Bình

Trồng rừng ven biển: Hướng đi kép trong giảm nghèo và chống biến đổi khí hậu ở Thái Bình

Không chỉ là vùng lúa gạo trù phú, Thái Bình còn sở hữu dải bờ biển dài, nơi đang chịu nhiều tác động bởi biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, mô hình trồng rừng ven biển đang trở thành một chiến lược kép: vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo sinh kế cho người nghèo.

Quảng Ngãi đã bố trí địa điểm tiếp nhận trồng rừng thay thế cho tỉnh Hà Nam

Quảng Ngãi đã bố trí địa điểm tiếp nhận trồng rừng thay thế cho tỉnh Hà Nam

Địa điểm mà Quảng Ngãi bố trí để tiếp nhận trồng rừng thay thế cho tỉnh Hà Nam (khi tỉnh này không bố trí được đất để trồng) nằm ở huyện Ba Tơ.

Trước khi sáp nhập với Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị là nơi dẫn đầu cả nước về trồng rừng gỗ lớn, dân thu hoạch toàn cây to, bán cho doanh nghiệp mà thoát nghèo

Trước khi sáp nhập với Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị là nơi dẫn đầu cả nước về trồng rừng gỗ lớn, dân thu hoạch toàn cây to, bán cho doanh nghiệp mà thoát nghèo

Không chỉ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, mô hình trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chuẩn FSC đã trở thành "chìa khóa" giúp hàng ngàn hộ dân, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa ở Quảng Trị có thu nhập cao hơn, từ đó thoát nghèo bền vững.

Ở Lào Cai, loại cây cổ thụ khổng lồ gì mà nông dân trèo lên hái ngọn bán ra tiền trước giờ sáp nhập Yên Bái?

Ở Lào Cai, loại cây cổ thụ khổng lồ gì mà nông dân trèo lên hái ngọn bán ra tiền trước giờ sáp nhập Yên Bái?

Từng là những gốc cây cổ thụ xù xì vô danh giữa mây mù, rừng chè Shan tuyết cổ thụ ở xã Tả Củ Tỷ (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đã "thức giấc" trước giờ sáp nhập tỉnh Yên Bái, đem lại tiền bạc, thu nhập cho nông dân, thay đổi cuộc sống của người dân vùng cao.