Thứ Sáu, ngày 14/02/2025 10:51 PM (GMT+7)
Hấp dẫn Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông ở Phong Thổ
09/02/2025 12:42 GMT +7
Lễ hội Gầu Tào diễn ra trong 2 ngày (8-9/2) tại xã Dào San (Phong Thổ, Lai Châu) với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem.
- Lễ hội Gầu Tào: Tiềm năng du lịch của 2 xã Hang Kia-Pà Cò
- Lễ hội Gầu Tào Sa Pa thu hút du khách trải nghiệm
- Lễ hội Gầu Tào - nét văn hóa dân gian độc đáo trên Hoàng Su Phì 10/09/
Rộn ràng Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông ở Phong Thổ
Lễ hội Gầu Tào năm 2025 do UBND huyện Phong Thổ tổ chức tại xã Dào San, thu hút 7 đoàn đến từ 7 xã trong huyện có đông đồng bào Mông sinh sống tham gia.

Bà Mai Thị Hồng Sim - Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ, cho biết: Lễ hội Gầu Tào giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Mông. Bản sắc văn hóa trong Lễ hội đã và đang được cộng đồng duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. “Gầu Tào” theo tiếng Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời” “địa điểm chơi” hay “hội chơi đồi, hội chơi núi mùa xuân”.

Lễ hội Gầu Tào xã Dào San được phục dựng năm 2006 và duy trì thường niên hàng năm ở quy mô cấp xã. Năm 2020, Lễ hội Gầu Tào được công nhận là di sản văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia. Từ năm 2023 đến nay, lễ hội Gầu Tào đã được nâng tầm quy mô cấp huyện, với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn thu hút đông đảo người dân trong và ngoài huyện tới dự…

Lễ hội Gầu Tào năm 2025 diễn ra với 2 phần, đó là phần lễ và phần hội. Hấp dẫn người dân và du khách tới xem nhất là các nội dung: Thi giã bánh giầy, xay ngô mèn mén, gói bánh chưng đen, văn nghệ và trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Mông, nấu thắng cố, không gian trưng bày văn hóa dân tộc Mông; thi các môn thể thao dân tộc: tù lu, kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy, ném pao, đánh cầu lông gà...

Lễ hội là sân chơi bổ ích, tạo điều kiện cho các nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ quần chúng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Đây cũng là dịp để nhân dân các dân tộc trong huyện cùng hội tụ giao lưu văn hóa, tăng thêm sự hiểu biết, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian, phát triển. Đồng thời, qua Lễ hội góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của địa phương.
Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ năm 2025 ở Lai Châu có gì mới lạ
Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ năm 2025 ở Lai Châu là hoạt động văn hóa quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của Lai Châu.
Lễ hội độc nhất vô nhị ở “quê lúa” Quảng Ngãi trong dịp Tết cổ truyền
Đến thời điểm này, xã Đức Hoà, huyện Mộ Đức là nơi duy nhất tổ chức và duy trì Lễ hội úp nơm, vào dịp Tết cổ truyền hàng năm ở Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi: Lễ hội đua thuyền Tịnh Long chính thức là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Sau lễ hội đua thuyền của huyện đảo Lý Sơn, lễ hội đua thuyền truyền thống xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi, được chính thức công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia của tỉnh Quảng Ngãi.