Giá tiêu tạm thời dứt đà tăng hôm nay, 5 tỉnh trọng điểm đều xuống giá

Nguyễn Phương

20/12/2024 19:13 GMT +7

Giá tiêu hôm nay 20/12 trong khoảng 145.000 - 146.200 đồng/kg. Sau 2 ngày tăng liên tiếp, giá tiêu điều chỉnh giảm trong bối cảnh giao dịch cầm chừng.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (20/12)

Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở mức 145.000 - 146.200 đồng/kg.

Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 146.200 đồng/kg.

Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 146.000 - 146.200 đồng/kg.

Tại Gia Lai mức giá tiêu là 145.000 đồng/kg. Đồng Nai có giá tiêu là 145.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 145.000 và 145.500 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay có biến động tại nhiều tỉnh trọng điểm, tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 145.000 đồng/kg.

Giá tiêu tạm thời dứt đà tăng hôm nay, 5 tỉnh trọng điểm đều xuống giá - Ảnh 1.

Giá tiêu tạm thời dứt đà tăng hôm nay, 5 tỉnh trọng điểm đều xuống giá - Ảnh 2.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (20/12)

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu Indonesia giảm với tiêu trắng, giảm với tiêu đen so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil giảm, tiêu Malaysia tăng. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay ổn định, với tiêu trắng đạt dưới mức 10.000 USD/tấn.

Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 6.739 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.275 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 8.400 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 8.911 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 10.600 USD/tấn.

Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay ổn định. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.400 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.700 gr/l. Giá tiêu trắng đạt 9.600 USD/tấn.

Giá tiêu tạm thời dứt đà tăng hôm nay, 5 tỉnh trọng điểm đều xuống giá - Ảnh 3.

Giá tiêu tạm thời dứt đà tăng hôm nay, 5 tỉnh trọng điểm đều xuống giá - Ảnh 4.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), 15 ngày đầu tháng 12/2024, Việt Nam đã xuất khẩu 7.029 tấn hồ tiêu, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 46,5 triệu USD. Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam nửa đầu tháng 12 chiếm 30,5% đạt 2.144 tấn.

Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/12, xuất khẩu tiêu đạt 242.364 tấn, kim ngạch thu về 1,26 tỷ USD, giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 45,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Giá tiêu xuất khẩu đạt bình quân 5.216 USD/tấn, tăng 53,14% so với cùng thời điểm.

Ở chiều ngược lại, trong 15 ngày đầu tháng 12, Việt Nam đã nhập khẩu 1.981 tấn tiêu, kim ngạch đạt 11,8 triệu USD. Indonesia vẫn là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Việt Nam đạt 1.530 tấn chiếm 77,2% thị phần.

Tính từ đầu năm đến 15/12, nhập khẩu tiêu đã đạt 34.958 tấn, vượt xa tổng khối lượng nhập khẩu ở mức 24.490 tấn của cả năm 2023 và con số 34.273 tấn của năm 2022.

Năm 2014 lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam lập kỷ lục 1,2 tỷ USD, nhưng từ sau đó đến năm 2023, đã mất mốc 1 tỷ USD. Tuy nhiên, với kết quả nêu trên, sau 10 năm, xuất khẩu hồ tiêu đã giành lại được mốc 1 tỷ USD, và dự báo cả năm 2024 sẽ lập mốc kỷ lục mới với 1,3 tỷ USD.

Hiện 95% sản lượng hồ tiêu thu hoạch tại Việt Nam được xuất khẩu, lượng tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 5%. Mặc dù Việt Nam vẫn giữ được vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hồ tiêu trong suốt hơn 20 năm qua, nhưng theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, ngành hồ tiêu Việt Nam đang chịu cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia khác. Trong đó, Brazil có sự bứt phá trong 5 năm gần đây, xuất khẩu đạt 80.000 tấn năm 2023 và dự báo có thể đạt 100.000 tấn năm 2024.

"Vì vậy, mọi nỗ lực và hỗ trợ cần được tập trung cho cây hồ tiêu để đảm bảo giữ diện tích và sản lượng ổn định, Việt Nam tiếp tục giữ thế chủ động, có vai trò điều tiết giá thị trường thế giới như hiện nay. Mặt khác, cần phải thúc đẩy chế biến hồ tiêu để nâng sức cạnh tranh và tăng cao giá trị cho hồ tiêu xuất khẩu”, bà Hoàng Thị Liên khuyến nghị.

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu, trong đó có 15 doanh nghiệp hàng đầu, chiếm 70% lượng xuất khẩu cả nước. Toàn ngành hàng có 14 nhà máy chế biến sâu. Đặc biệt, có 5 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chiếm gần 30% thị phần xuất khẩu.

Công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận được các tiêu chuẩn của thị trường thế giới nói chung.