Thứ ba, 11/06/2024

Đầu tư đường sắt tỷ đô, phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế phía Nam

01/02/2023 8:34 PM (GMT+7)

Tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ với vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD sẽ là bước tiến quan trọng trong phát triển hệ thống đường sắt cả nước, giúp giảm bớt áp lực vận tải hàng hóa và hành khách từ Đồng bằng sông Cửu Long đến TP.HCM.

Tầm quan trọng của đầu tư đường sắt kết nối TP.HCM và các địa phương

Hiện nay, TP.HCM đóng vai trò là trung tâm công nghiệp, hạt nhân kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Địa phương đồng thời cũng là trung tâm đầu mối hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

Đánh giá của các chuyên gia giao thông, TP.HCM hiện đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, không chỉ thể hiện ở việc gia tăng dân số mà cả ở tiến trình cơ giới hóa, tăng trưởng kinh tế. Do đó, cần nghiên cứu đánh giá quy hoạch, rà soát tổng thể hiện trạng mạng lưới giao thông thành phố.

Một trong những giải pháp TP.HCM đưa ra là phân bổ lại lực lượng sản xuất trên toàn miền Nam cũng như ở một số tỉnh, thành miền Trung, Tây Nguyên… nhằm giảm tải cho TP.HCM. Theo các chuyên gia, trước tiên cần đầu tư phát triển hạ tầng giao thông thông suốt kết nối TP.HCM đến Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, Tây Nguyên…

Đầu tư đường sắt tỷ đô, phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế phía Nam - Ảnh 1.

Tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ với vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD. Ảnh: I.T

Đặc biệt đối với Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh hệ thống đường bộ chính là đường sắt tốc độ cao, hiện đại (đường đôi, khổ 1,435m, tốc độ 150-200km/giờ) từ TP.HCM về Đồng bằng sông Cửu Long và tiếp theo là đi miền Trung.

Khi lưu thông hàng hóa thông suốt, cước phí thấp, vận tải ngày đêm liên tục đến cảng biển hoặc nơi tiêu thụ nội địa nhanh chóng, đúng giờ, an toàn cao và hành khách đi lại dễ dàng thì các doanh nghiệp sẽ đến Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, Tây Nguyên, gần vùng nguyên liệu để sản xuất kinh doanh, người lao động sẽ ở lại quê mình, vào làm trong các cơ sở sản xuất gần nhà, ít tốn kém chi phí mà còn có điều kiện chăm lo xây dựng gia đình.

Như vậy, việc bố trí lại lực lượng sản xuất xã hội vừa có tác động của Nhà nước vừa theo quy luật thị trường sẽ đem lại kết quả quan trọng là giải tỏa được tình thế tắc nghẽn cho cả vùng Nam bộ và quá tải cho TPHCM.

Trong bối cảnh việc đầu tư cho đường bộ còn thấp và dần có những khiếm khuyết, các chuyên gia đề xuất trong quy hoạch mới, TP.HCM cần nghiên cứu, tính toán phát triển mạnh mẽ hệ thống đường sắt kết nối vùng, gắn với mô hình TOD (định hướng giao thông công cộng nhanh sức chở lớn) để phục vụ mục tiêu phát triển.

Đầu tư đường sắt tỷ đô, phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế phía Nam - Ảnh 3.

TP.HCM sớm mở rộng mạng lưới đường sắt tại địa phương. Ảnh: I.T

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho hay quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, ngoài tuyến đường sắt Bắc - Nam, TP.HCM có 5 tuyến đường sắt kết nối với các địa phương khác như: Đường sắt tốc độ cao Nha Trang - TP.HCM; đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, đường sắt TP.HCM - Lộc Ninh (Bình Phước); đường sắt TP.HCM - Tây Ninh; đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành (Đồng Nai). Trong đó, đường sắt TP.HCM - Cần Thơ được đề xuất xây dựng trước năm 2030.

Phát triển đường sắt kết nối TP.HCM - Cần Thơ

Vừa qua, Sở GTVT TP.HCM kiến nghị sớm mở rộng mạng lưới đường sắt tại địa phương để phục vụ nhu cầu người dân, kết nối liên tỉnh. Trong đó, bên cạnh tuyến đường sắt Bắc – Nam là tuyến giao thông huyết mạch của đất nước, thì đường sắt TP.HCM - Cần Thơ được đánh giá là có vai quan trọng trong việc kết nối giao thông, hạ tầng.

Dự án thúc đẩy kinh tế xã hội TP.HCM, Cần Thơ nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung. Tuyến đường sắt này còn góp phần tái cấu trúc đô thị và phân bổ dân cư, lao động trên hành lang TP.HCM – Cần Thơ.

Xác định tầm quan trọng của tuyến đường sắt kết nối TP.HCM và Cần Thơ, Ban quản lý dự án đường sắt đã báo cáo Bộ GTVT tình hình khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ dài hơn 174km, đi qua 6 tỉnh, thành.

Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định hướng tuyến của đường sắt TP.HCM – Cần Thơ bắt đầu từ Bình Dương (ga An Bình) đến Cần Thơ (ga Cần Thơ), dài hơn 174km, đi qua 6 tỉnh, thành gồm: Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ... Trên tuyến bố trí 15 ga, 11 trạm bảo dưỡng, sửa chữa, khám xe…

Tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ là đường đôi, sử dụng khổ đường sắt tiêu chuẩn 1.435 mm – điện khí hóa, tốc độ thiết kế khoảng 190 km/h cho tàu khách và 120 km/h cho tàu hàng. Với vận tốc trên, thời gian đi từ Cần Thơ lên TP.HCM sẽ được rút ngắn chỉ còn 75-80 phút thay vì đi đường bộ mất từ 3-4 giờ như hiện nay.

Đầu tư đường sắt tỷ đô, phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế phía Nam - Ảnh 4.

Hành khách đi tàu hoả. Ảnh: H.T

Công nghệ đường sắt được lựa chọn cho tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ là đoàn tàu động lực phân tán (EMU) cho tàu khách, đoàn tàu động lực tập trung cho tàu hàng, tín hiệu điều khiển tàu tự động trên nền tảng thông tin vô tuyến. Tổng mức đầu tư dự án này dự kiến là 213.948 tỷ đồng (khoảng 9,07 tỷ USD).

Về phương án đầu tư, tư vấn nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP). Trong đó, vốn Nhà nước dùng để giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư xây dựng hạ tầng, thử nghiệm và bàn giao lại cho Nhà nước, theo hình thức hợp đồng BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ).

Theo Ban quản lý dự án đường sắt, tính đến cuối tháng 12/2022, đơn vị cùng tư vấn khẩn trương làm việc với các địa phương về thống nhất phương án tuyến, vị trí ga, depot dự án. Tuy nhiên đến nay, Ban quản lý dự án đường sắt chưa nhận được ý kiến chính thức của UBND TP.HCM, UBND tỉnh Bình Dương và UBND tỉnh Tiền Giang.

Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng cho biết dự án trải dài trên tuyến, qua rất nhiều địa phương. Việc điều chỉnh, cập nhật quy hoạch mạng lưới đường sắt cũng như quy hoạch vùng, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của các địa phương đang được tiến hành cập nhật nên công tác thỏa thuận gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ nghiên cứu.

Các chuyên gia giao thông đánh giá việc cây dựng được tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ là thêm một bước tiến quan trọng trong phát triển hệ thống đường sắt cả nước. Đồng thời giúp giảm bớt áp lực vận tải hàng hóa và hành khách từ Đồng bằng sông Cửu Long đến TP.HCM.

Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn làm đường sắt tại khu vực các nhà ga cũng sẽ tạo ra cơ hội phát triển đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế một cách chủ động dọc tuyến, mở ra tương lai phát triển kinh tế đa dạng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Việc đầu tư này chắc chắn sẽ tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho vùng, từ đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân và phát triển cho cả vùng Nam bộ cũng như cả nước nói chung.

.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM phân công nhiều nhiệm vụ cho Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm

TP.HCM phân công nhiều nhiệm vụ cho Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm

Theo sự phân công, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm có chức năng giúp UBND TP.HCM thực hiện một số nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong khu vực Thủ Thiêm.

TP.HCM tăng cường quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

TP.HCM tăng cường quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các cơ quan tăng cường việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa góp phần quản lý thông tin hàng hoá thị trường công khai, minh bạch.

Đồng Nai dành hơn 3 tỷ đồng trao thưởng ý tưởng quy hoạch đô thị sân bay Long Thành

Đồng Nai dành hơn 3 tỷ đồng trao thưởng ý tưởng quy hoạch đô thị sân bay Long Thành

UBND tỉnh Đồng Nai quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển "Ý tưởng quy hoạch chung đô thị sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai và vùng phụ cận", đồng thời dành hơn 3 tỷ đồng trao thưởng cho các đơn vị đạt giải.

Thành lập Tổ kiểm tra nghiệm thu các công trình trọng điểm ở TP.HCM

Thành lập Tổ kiểm tra nghiệm thu các công trình trọng điểm ở TP.HCM

Hiện TP.HCM đang triển khai nhiều công trình giao thông trọng điểm, có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, nhiều sở ngành, đơn vị liên quan nên cần thiết phải thành lập Tổ kiểm tra nghiệm thu để đảm tiến độ dự án.

Siết chặt quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư tại TP.HCM

Siết chặt quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư tại TP.HCM

Lãnh đạo TP.HCM chỉ đạo Sở Xây dựng đăng tải trên cổng thông tin điện tử các nội dung vi phạm của những chủ đầu tư, đơn vị quản lý trong công tác vận hành, sử dụng nhà chung cư đã bị xử phạt.

Bến Bạch Đằng sắp có bến thủy nội địa dọc theo sông Sài Gòn

Bến Bạch Đằng sắp có bến thủy nội địa dọc theo sông Sài Gòn

Thành phố sẽ chỉnh trang khu Công viên bến Bạch Đằng, xây dựng các bến thủy nội địa dọc theo khu công viên để phát triển các hoạt động vận tải và du lịch đường thủy tại TP.HCM.