Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 12:26 AM (GMT+7)

Chạy theo hạ tầng giao thông, nhà đầu tư bất động sản đang đổ về Tây Bắc TP.HCM

2023-03-02 16:21:00

Hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ đã tạo nên cú hích lớn cho thị trường bất động sản phía Tây Bắc TP.HCM.

Hạ tầng giao thông "khai sáng" khu vực Tây Bắc TP.HCM

Các công trình giao thông trọng điểm được đầu tư đồng bộ sẽ làm thay đổi diện mạo khu vực Tây Bắc TP.HCM. Đầu tiên, tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh), tuyến đường đặc biệt quan trọng góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời tăng năng lực khai thác đường liên vận quốc tế nối TP.HCM với Campuchia đã "rục rịch" được xúc tiến. Tháng 12/2022, TP.HCM đã trình kế hoạch nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án, dự kiến trong vòng 3 năm (2024 - 2027),  cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ hoàn thành.

Bên cạnh đó, dự án trọng điểm quốc gia Vành đai 3 đi qua các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, TP.HCM (TP.Thủ Đức, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh) đang tiến gần tới mốc khởi công. Cuối tháng 12/2022, TP.HCM đã bắt đầu bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án thành phần. Các địa phương cũng quyết tâm khởi công vào tháng 6/2023, mục tiêu đến năm 2025, dự án cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác toàn bộ vào năm 2026.

Chạy theo hạ tầng giao thông, nhà đầu tư bất động sản chuyển dịch về Tây Bắc TP.HCM - Ảnh 1.

Loạt dự án giao thông trọng điểm đi qua khu vực Tây Bắc TP.HCM. Ảnh: H.T

Loạt công trình giao thông gỡ ách tắc khu vực Củ Chi, Hóc Môn cũng đã được đưa vào sử dụng. Cụ thể, tháng 10/2022, nhánh cầu Bưng mới bắc qua kênh Tham Lương (kết nối quận Bình Tân và quận Tân Phú) trên tuyến đường Lê Trọng Tấn được thông xe, thay thế cây cầu hiện hữu nhỏ hẹp và xuống cấp trầm trọng. Cầu hoàn thành giúp giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và nối kết liên vùng trong khu vực Tây Bắc của TP.HCM

Cũng nằm trong mạng lưới giao thông khu vực cửa ngõ Tây Bắc TP.HCM, dự án mở rộng đường Đặng Thúc Vịnh (tỉnh lộ 9, huyện Hóc Môn) đã hoàn thành, đưa vào khai thác từ cuối tháng 4/2022, giúp cải thiện tình trạng ngập nước, chỉnh trang đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện Hóc Môn và khu vực. Đồng thời các dự án khác trong khu vực cũng được tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, như: dự án đường Liên xã Thị trấn - Thới Tam Thôn, nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Ảnh Thủ, Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Bứa…

Trước đó, công trình trọng điểm hầm chui An Sương (quận 12) với 2 nhánh đường hầm N1 và N2 đã thông xe hoàn toàn vào tháng 7/2020, giúp thông thoáng trục đường huyết mạch Quốc lộ 1A từ TP.HCM đi các tỉnh miền Đông, miền Tây và hướng lưu thông từ trung tâm thành phố đến 2 huyện Hóc Môn, Củ Chi và tỉnh Tây Ninh.

Chạy theo hạ tầng giao thông, nhà đầu tư bất động sản chuyển dịch về Tây Bắc TP.HCM - Ảnh 3.

Bất động sản Tây Bắc TP.HCM hưởng lợi từ hạ tầng. Ảnh: H.T

Các chuyên gia đánh giá, việc triển khai loạt dự án huyết mạch đã "khai sáng" vùng Tây Bắc TP.HCM. Hệ thống giao thông phát triển vượt bậc, tăng khả năng kết nối liên vùng. Trong tương lai, khu vực này cũng sẽ hình thành các tuyến đường sắt đô thị hiện đại.

Bất động sản chạy theo hạ tầng

Theo thống kê của Savills Việt Nam, dù nguồn cung căn hộ tại TP.HCM dự kiến sẽ tăng lên 133.400 căn trong năm 2025, nhưng con số này cũng chỉ đáp ứng được 52% nhu cầu nhà ở theo kế hoạch.

Trước tình trạng tăng dân số cơ học quá nhanh, nguồn cung nhà ở khu vực trung tâm không đáp ứng nhu cầu, xu hướng dạt về vùng ven đang lên ngôi, nhà ở trở thành vấn đề quan tâm nóng. Do đó, chính sách giãn dân, giảm tốc độ tăng dân ở các quận nội thành, tăng về các quận, huyện xa trung tâm, là giải pháp được TP.HCM triển khai quyết liệt trong nhiều năm qua.

Và khi hạ tầng được đầu tư đồng bộ, các đô thị vệ tinh cũng bắt đầu có xu hướng dạt về vùng Tây Bắc thành phố. Diện mạo khu vực ngày càng khởi sắc với loạt dự án trong nhiều ngành nghề. Nổi bật là trung tâm thương mại Aeon Mall Hóc Môn dự kiến được triển khai, nhằm thúc đẩy kết nối, tiêu thụ hàng hóa trong khu vực, phát triển các dịch vụ thương mại hiện đại cho các khu dân cư, nâng tầm phong cách sống và tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân địa phương.

Chạy theo hạ tầng giao thông, nhà đầu tư bất động sản chuyển dịch về Tây Bắc TP.HCM - Ảnh 4.

Nhiều nhà đầu tư tìm đến vùng ven thành phố. Ảnh: H.T

 Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Hóc Môn và Củ Chi năm 2022, gần 17 tỷ USD đã cam kết đầu tư vào 2 địa phương này. Trong đó gần 500 triệu USD được cấp phép, còn lại là các bản ghi nhớ với các nhà đầu tư lớn.

Đây là các yếu tố thu hút hàng loạt ông lớn như Tập đoàn Sovico, Aeon Mall Việt Nam, Đất Xanh Group, Địa ốc Cát Tường, Tập đoàn Hưng Thịnh… tìm về vùng Tây Bắc TP.HCM.

Ông Phạm Lâm - CEO DKRA Group, nhận định thị trường bất động sản Tây Bắc TP.HCM được các nhà đầu tư chú ý nhờ quỹ đất sạch đang có, đặc biệt là tiềm năng từ quy hoạch TP.HCM mở rộng. Đặc biệt, hạ tầng giao thông được phát triển đồng bộ sẽ là đòn bẩy tích cực làm chuyển "cực" đầu tư từ khu Đông - vốn đã bão hoà, sang khu vực Tây Bắc thành phố.

Hồng Trâm
TP.HCM yêu cầu khẩn trương gỡ khó cho 116 dự án bất động sản trước ngày 5/3

TP.HCM yêu cầu khẩn trương gỡ khó cho 116 dự án bất động sản trước ngày 5/3

UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại 116 dự án bất động sản theo đề xuất của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM trước ngày 5/3.