Năm 2016, sau khi chăn nuôi lợn khó khăn vì dịch bệnh, gia đình ông Phúc đã chuyển sang chăn nuôi gà Ai Cập đẻ trứng theo hướng VietGAP.
Do quỹ đất hạn hẹp, thời điểm đó gia đình ông Phúc chỉ xây dựng chuồng trại chăn nuôi với quy mô 4.000 con. Nhận thấy, mô hình chăn nuôi gà lấy trứng có lãi, năm 2018 ông Phúc mở rộng quy mô chăn nuôi, nâng tổng đàn lên khoảng 12.000 con.
Thấy dễ làm ăn, vợ chồng ông Phúc tiếp tục thuê đất ở xã bên, xây dựng thêm 1 trang trại với quy mô 10.000 con gà Ai Cập siêu đẻ. Hiện trang trại này đã đi vào hoạt động được nửa năm nay nhưng các con gà đẻ trứng đã bắt đầu cho thu hoạch nhiều trứng.
Ông Phúc cho hay: Hiện nay, gia đình tôi đang duy trì quy mô tổng đàn gà siêu đẻ lên đến hơn 20.000 con. Mỗi ngày tôi thu về khoảng 70 - 80% số trứng trong tổng đàn, ước tính là trên 16.000 quả trứng sạch cho thị trường trong và ngoài tỉnh với giá trên dưới 24.000 đồng đến 25.000 đồng/chục.
"Nhờ có quy trình chăn nuôi khép kín trong chuồng kín vừa giúp gia đình giảm được nhiều chi phí chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường vừa giúp chúng tôi luôn có sản phẩm trứng sạch đạt chất lượng cao luôn được người tiêu dùng đón nhận, đặt hàng nhiều", ông Phúc tiết lộ.
Hiện trang trại của ông Phúc đã được cấp chững nhận VietGAP. Để có nguồn con giống đảm bảo, gia đình ông Phúc đã xây dựng trại úm con giống rộng hàng nghìn m2, dưới nền sử dụng đệm lót sinh học.
Đến nay, trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng VietGAP lớn nhất, nhỉ ở Nam Định này đang tạo công ăn việc làm ổn định cho gần chục lao động ở địa phương.