dd/mm/yyyy

Giá lợn hơi tăng liên tiếp, mặt bằng giá tiến lên dần, doanh nghiệp mạnh tay mở rộng sản xuất

Giá lợn hơi hôm nay (24/4) tiếp tục duy trì đà tăng, bình quân cả nước đạt mức 61.500 đồng/kg trong khi giá bán cao nhất lên đến 64.000 đồng/kg ở nhiều tỉnh chăn nuôi trọng điểm. Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn cũng lên giá lợn hơi đạt mức cao nhất của thị trường hiện nay...

Giá lợn hơi ngày 24/4: Thị trường tăng liên tiếp

Giá lợn hơi hôm nay 24/4/2024, điều chỉnh tăng. Các tỉnh tại miền Bắc - Trung - Đông khá ổn định, thu mua trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg, duy nhất trong vùng tại Nghệ An điều chỉnh tăng 1 giá đạt 62.000 đồng/kg.

Miền Tây thay đổi giá tại nhiều tỉnh: Long An và Vĩnh Long tăng đạt 62.000 đồng/kg; tại Cần Thơ, An Giang và Cà Mau lên 1 giá đạt 61.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi miền Nam ở mức cao, dao động trong khoảng 60.000 - 62.000 đồng/kg. TP.HCM điều chỉnh giá lợn hơi lên 62.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Thương lái tại hầu hết các tỉnh còn lại đang thu mua lợn hơi với giá trung bình 61.000 đồng/kg.

Hôm nay, giá lợn CP đồng loạt ở mức 64.000 đồng/kg, sau khi tăng 1.000 đồng/kg ở khu vực miền  Bắc. Giá lợn Trung Quốc hôm nay đứng ở mức 53.100 đồng/kg, giảm nhẹ so với hôm qua.

Giá lợn hơi tăng liên tiếp, mặt bằng giá tiến lên dần, doanh nghiệp mạnh tay mở rộng sản xuất- Ảnh 1.

Giá lợn hơi tăng liên tiếp, mặt bằng giá tiến lên dần

Giá lợn hơi tăng liên tiếp, mặt bằng giá tiến lên dần, doanh nghiệp mạnh tay mở rộng sản xuất- Ảnh 2.

Giá lợn hơi tăng liên tiếp, mặt bằng giá tiến lên dần

Trong quý I, giá lợn hơi trung bình cả nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh, chủ yếu nhờ nhu cầu tăng trong dịp lễ Tết Nguyên đán thúc đẩy tiêu thụ. Giá đã tăng khoảng 20 – 21% ở cả 3 vùng trên cả nước trong giai đoạn này.

Sản lượng thịt lợn của Việt Nam dự kiến đạt 4 triệu tấn vào năm 2025 và 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 3,1%/năm.

Với công suất sản xuất thịt trong nước hiện mới chỉ đáp ứng được 95% sức tiêu thụ trong nước. Vì vậy, lĩnh vực chăn nuôi là ngành có nhiều tiềm năng, đang thu hút sự đầu tư mạnh mẽ từ cả nước ngoài và trong nước.

Trước thềm Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đề xuất không chia cổ tức năm 2023 để giữ lại lợi nhuận nhằm đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trong quý I/2024, việc giá nguyên liệu thế giới giảm mạnh đã đóng góp cho mức tăng trưởng của ngành chăn nuôi khi tăng 4,8% so với năm 2023.

Theo đó, Việt Nam đã nhập khẩu 4,85 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tương đương 1,65 tỷ USD, dù tăng 6,4% về khối lượng nhưng lại giảm mạnh 12,3 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, các loại nguyên liệu chính bao gồm: Ngô, lúa mì, khô đậu tương.

Tuy nhiên, sự phụ thuộc của ngành vào hoạt động nhập khẩu cũng đặt ra câu hỏi về sự phát triển bền vững và ổn định nếu như giá nông sản quốc tế tăng trở lại. Đặc biệt, cuối quý II lại càng là giai đoạn quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý bởi giá các mặt hàng thường biến động mạnh.

P.V