Thứ Tư, ngày 15/01/2025 11:20 AM (GMT+7)
Xuất khẩu tôm cần được tạo động lực để tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025
2025-01-15 11:20:52
Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.
- Nông nghiệp BaF thâu tóm một công ty chăn nuôi heo ở Đắk Lắk
- Lãnh đạo và người thân đồng loạt muốn bán sạch cổ phiếu SBB, Sabeco sẽ thâu tóm thành công Sabibeco?
- Sau 11 tháng, xuất khẩu tôm mang về gần 3,6 tỷ USD
Nhiều thách thức
Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, năm 2024, diện tích nuôi tôm nước lợ ước đạt 737 nghìn ha (trong đó diện tích tôm sú 622 nghìn ha và diện tích tôm chân trắng 115 nghìn ha), với sản lượng đạt 1.264,3 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2023 (trong đó sản lượng tôm sú 283,9 nghìn tấn, tăng 3,2% và tôm chân trắng 980,4 nghìn tấn, tăng 6%).
Dự kiến, năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ sẽ đạt 750.000 ha, tăng 1,8% so với năm 2024, và sản lượng đạt 1.290 nghìn tấn, tăng 2% so với năm trước đó.
Tuy nhiên, năm qua, ngành tôm đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Sự biến động của thị trường, đặc biệt là giá tôm nguyên liệu liên tục giảm, thậm chí có giai đoạn “chạm đáy” so với các năm trước, đã khiến nhiều hộ nuôi phải cầm chừng hoặc thậm chí “treo ao”. Trong khi giá tôm giảm mạnh, chi phí thức ăn lại tăng, nông dân rơi vào tình trạng nuôi tôm không có lãi hoặc thua lỗ. Đặc biệt, nửa đầu năm 2024, giá tôm tiếp tục lao dốc ở hầu hết các kích cỡ, đúng vào thời điểm cao điểm thả giống của người nuôi tại khu vực ĐBSCL.
Không chỉ khó khăn về giá, diễn biến môi trường và thời tiết bất lợi cũng như dịch bệnh vẫn luôn là vấn đề nan giải đối với vụ tôm năm vừa qua.
Ngành tôm năm 2024 vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt.
Xuất khẩu giữ đà tăng
XK tôm năm 2024 vẫn giữ đà tăng trưởng 2 con số khi XK sang các thị trường chính như EU, Trung Quốc và Mỹ ghi nhận tăng trưởng tốt. Nhu cầu phục vụ lễ hội cuối năm ở Mỹ, EU và nhu cầu phục vụ Tết nguyên đán ở Trung Quốc góp phần làm tăng đơn đặt hàng từ các thị trường này.
XK tôm sang Nhật Bản tuy không tăng mạnh nhưng duy trì được đà tăng trưởng dương do tỷ giá quý cuối năm ổn định và sự phục hồi của đồng yên.
Bên cạnh đó, XK sang các thị trường nhỏ hơn như Nga, Canada, Australia, Anh, Đài Loan cũng cho thấy nhiều tiềm năng trong năm 2024.
Giá trung bình XK tôm sang các thị trường dịp cuối năm cũng có dấu hiệu khả quan. Giá trung bình XK tôm chân trắng sang Mỹ trong tháng 11/2024 đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2023 (10,4 USD/kg). Giá tôm chân trắng XK sang EU tăng liên tục kể từ tháng 6/2024 và đạt cao nhất 7,5 USD/kg trong tháng 11. Giá tôm chân trắng xuất sang Nhật cũng tăng liên tục từ tháng 9/2024, đạt 9,2 USD/kg trong tháng 11. Giá tôm chân trắng XK sang Hàn Quốc cũng đạt mức giá trung bình 7,7 USD/kg trong tháng 11/2024, mức cao nhất kể từ tháng 9/2023.
Giá trung bình XK tôm sú sang Nhật Bản tăng liên tục từ tháng 9/2024 và đạt cao nhất 13,8 USD/kg trong tháng 11. Giá XK tôm sú sang Hàn Quốc cũng có chung xu hướng với Nhật Bản, đạt 11,4 USD/kg trong tháng 11/2024.
Giá tôm trong nước dịp cuối năm phục hồi, nguồn cung tôm nguyên liệu khan hiếm, các hệ thống phân phối lớn trên thế giới tăng tìm kiếm nguồn cung từ tôm Việt Nam, mặc dù giá cao hơn nhưng đảm bảo an toàn, dẫn đến đơn hàng tăng khá.
Ngành tôm cần được tạo động lực
Để tăng sức cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025, lĩnh vực nuôi tôm cần được tạo động lực như người nuôi có thể được thế chấp, vay vốn ngân hàng một cách bình thường, cấp giấy phép mặt nước cho người dân để người dân có thể vay vốn từ các quỹ hoặc ngân hàng. Kiểm tra chặt hơn việc lưu thông, tiêu thụ tôm giống kém chất lượng.
VASEP đề xuất Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tập trung các hoạt động ngoại giao kinh tế, đàm phán song phương và xúc tiến thương mại có mục tiêu tại các thị trường quan trọng để khơi thông lợi thế cho XK tôm Việt Nam. Thị trường Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất tôm từ Việt Nam trong năm 2024, nhưng có thể sẽ bị tôm Indonesia soán ngôi đầu do Indonesia bị áp thuế cao ở Mỹ và sẽ tìm cách chuyển đổi qua Nhật Bản. Thúc đẩy việc đàm phán với Hàn Quốc để bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam XK vào Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định VKFTA nhằm điều chỉnh thuế suất về 0% cho tôm Việt Nam.
Dù phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm qua, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường vượt qua khó khăn nhờ nỗ lực và quyết tâm, cùng với các chiến lược hợp lý. Trong thời gian tới, ngành tôm cần chuyển đổi tư duy: thay vì chỉ chú trọng vào sản lượng và công nghệ cao, cần ưu tiên bền vững và hiệu quả, tập trung vào chất lượng, bảo vệ môi trường, sức khỏe và giá trị sản phẩm.
Xuất khẩu tôm năm 2024 'vượt sóng' như thế nào?
Năm 2024 vừa qua, ngành tôm phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy vậy, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu, là một trong những trụ cột kinh tế, đóng góp đáng kể vào sự phát triển quốc gia.
Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu nhiều loài thủy sản, Việt Nam chú ý tôm đông lạnh
Trung Quốc sẽ tăng thuế đối với một số sản phẩm thủy sản nhập khẩu chính, bao gồm tôm đông lạnh, cá tuyết, cá minh thái và bào ngư vào năm 2025 để thích ứng với sự sụt giảm kinh tế trong nước.
Xuất khẩu gần 200 triệu USD, nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển là "mũi nhọn" chỉ sau tôm, cá tra... nếu được đầu tư
Trong 11 tháng năm 2024, Việt Nam đã đạt giá trị xuất khẩu nghêu/ngao hơn 195 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2023. Theo đánh giá, nếu được đầu tư hợp lý, ngành này có tiềm năng trở thành mũi nhọn trong lĩnh vực thủy sản, chỉ đứng sau tôm và cá tra.