Thứ Năm, ngày 16/01/2025 07:06 PM (GMT+7)
TP.HCM có những hộp ngủ tệ hơn vài trăm năm trước
2023-10-23 14:17:47
Tại dãy hộp ngủ trong hẻm đường Lê Văn Sỹ (phường 12, quận 3, TP.HCM), mỗi khoang giường được ngăn bằng thanh sắt, bị nhận xét là giống "nhà kho".
Hàng trăm năm trước, những hộp ngủ (sleep box) phổ biến ở châu Âu và ngày nay chúng đang có mặt ở nhiều quốc gia. Tại TP.HCM, mô hình hộp ngủ phát triển tập trung ở khu nội đô, với nhiều hình thức cao cấp đến bình dân.
Mô hình này nhiều nơi đã biến tướng trái phép. Thời gian gần đây, liên ngành chức năng TP.HCM đã tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở cho thuê lưu trú vi phạm.
Ngày 20/10, trang tin The Star của Malaysia đăng tải thông tin: lực lượng cứu hỏa và cứu hộ nước này bất ngờ phát hiện một khu nhà ngăn thành 78 hộp ngủ, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.
Rủi ro về nguy cơ mất an toàn của hộp ngủ đã được cảnh báo từ lâu và tại nhiều thành phố. Tuy nhiên, do nhu cầu người thuê, mô hình này vẫn được duy trì.
Trong hình ảnh dãy hộp ngủ ở quận 3 trên đầu bài, có nhiều nhận xét mô tả nó như "kho chứa đồ", "chuồng động vật", tệ hơn những hộp ngủ đầu tiên trên thế giới xuất hiện hàng trăm năm trước.
Những hộp ngủ đầu tiên trên thế giới
Năm 1893, cuốn Lịch sử Nội thất của Litchfield đã nhắc về "những chiếc giường hộp kiểu cũ mà người Na Uy đã giữ lại từ thời xa xưa, vẫn còn được tìm thấy trong các ngôi nhà ở nhiều quận của Scotland, đặc biệt là những nơi nền văn minh Bắc Âu (Scandinavia) đã tồn tại".
Giường hộp là một dạng đồ nội thất độc đáo từ lâu đã trở thành một phần văn hóa của châu Âu. Đến thế kỷ 16, các mẫu giường hộp có thể được tìm thấy trên khắp châu Âu, bao gồm Pháp, Scotland, Hà Lan, Bắc Âu và Áo.
Những chiếc giường này xuất hiện nhiều ở những ngôi nhà bình dân chỉ có một phòng, đặc biệt là những ngôi nhà trang trại. Đối với những người sử dụng chúng, chiếc giường hộp sẽ là món đồ nội thất chính. Nó giúp giải quyết nhu cầu có một nơi để ngủ, chứa đồ đạc và trang trí, mà không cần chiếm nhiều diện tích căn phòng, đồng thời mang đến cho người ở sự riêng tư.
Tại châu Âu, không gian kín này cũng giúp giữ ấm cho mọi người trong mùa đông, do đó họ không cần phải đốt lửa sưởi.
Khi loại giường này trở nên phổ biến hơn, các thiết kế cũng được nâng cấp. Trong thế kỷ 18, giường hộp có thể được thiết kế khá phức tạp và khéo léo để hòa hợp với căn phòng và trông giống như những chiếc tủ kín đáo.
Cho đến thế kỷ 18, mô hình giường xếp tầng được sử dụng trong các nhà tù và doanh trại quân đội để tối đa hóa không gian, được lược bỏ đa số vách gỗ ngăn kín.
Sau chiến tranh, nhiều người lính trở về nhà và mang theo ý tưởng về giường tầng, khiến chúng trở nên phổ biến hơn trong các khu dân cư.
Đến thế kỷ 19, giường tầng tập thể trở thành một đặc điểm phổ biến trong nhiều cơ sở giáo dục, gọi là ký túc xá. Bên cạnh đó, chúng cũng là lựa chọn của các hộ gia đình muốn tiết kiệm không gian.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại những thay đổi trong đời sống và sản xuất, khiến giường tầng có giá cả phải chăng hơn và được cung cấp rộng rãi hơn. Vào đầu thế kỷ 20, giường tầng bắt đầu được sử dụng trong các khu dân cư, đặc biệt là ở các khu đô thị đông đúc, nơi có không gian hạn chế.
Không chỉ dừng lại là giường ngủ trong hộ gia đình, vào cuối những năm 1970, mô hình khách sạn "kén nhộng" (capsule hotel) được giới thiệu lần đầu tiên ở Osaka (Nhật Bản), trở thành một giải pháp cho vấn đề ngày càng gia tăng người lao động ở các trung tâm thương mại.
Capsule hotel được mô tả: Những người làm công ăn lương dành cả ngày làm việc cật lực trong văn phòng và ban đêm uống rượu ở izakayas (quán rượu ở Nhật) cần một nơi để giết thời gian. Với mức giá tương đương với một chuyến tàu dài về nhà ở vùng ngoại ô, thay vào đó, họ có thể đặt cơ thể mệt mỏi của mình vào một chiếc khoang cá nhân rồi sáng dậy đi làm.
Ngoài ra, khách sạn giường hộp cũng phục vụ những người lỡ chuyến tàu cuối cùng về nhà, cũng như những người thất nghiệp thuê nhà theo tháng. Sau này, những khách du lịch kiểu tiết kiệm và những người tò mò về trải nghiệm lưu trú độc đáo này, đã làm nên xu hướng dịch vụ hộp ngủ cho thuê lan tỏa trên thế giới.
Trang Bloomberg đưa tin, ở những thành phố đắt đỏ như Moscow (Nga), nơi giá khách sạn dành cho khách doanh nhân cao nhất thế giới trong khoảng chục năm liên tiếp, các khách sạn con nhộng có thể tính phí tới 250 USD (hơn 6 triệu đồng) trong 24 giờ. Những nơi khác rẻ hơn và tính phí khoảng 85 USD một đêm. Một số phòng có giá chỉ 7 USD/đêm ở một số khu vực ở châu Á.
Tại Mỹ, các nhân viên công nghệ đôi khi phải trả 900 USD/tháng để ngủ trong chiếc hộp gỗ được trang bị một tấm nệm đôi, tại một nơi gần công ty. Công ty kinh doanh lưu trú Brownstone Shared Housing cũng cho thuê các hộp ngủ riêng như một nơi ở, tại các thành phố San Francisco (700 USD/tháng), Palo Alto (900 USD/tháng) và Bakersfield (500 USD/tháng).
Tuy nhiên, những ngôi nhà và căn phòng như trên, được Hiệp hội Tín dụng Cứu hỏa San Francisco cảnh báo nguy cơ cháy nổ cao, dù được xây dựng rộng rãi hơn ở Hong Kong.
Rủi ro của hộp ngủ đã được cảnh báo từ nhiều thế kỷ
Từ thời gian đầu hộp ngủ ra đời, mối nguy hiểm hỏa hoạn nghiêm trọng ở các thành phố đông dân cư đã được cảnh báo từ các loại gỗ, vải dễ bị tích tụ độ ẩm và dễ bắt lửa được thiết kế cho hộp ngủ.
Vào thế kỷ 19, hộp ngủ bị chỉ trích là mang đến mối lo ngại về vệ sinh và ô nhiễm không khí trong nhà, được coi là nơi sinh sản của rệp, vi trùng và bụi bẩn vì rất khó làm sạch. Hơn nữa, chúng không phù hợp với người khuyết tật, người già.
Trong nhiều thế kỷ, người ta tin rằng những chiếc giường hộp này gây ra nhiều bệnh tật và thậm chí tử vong, do không có khả năng điều chỉnh luồng không khí trong không gian kín. Điều này không chỉ khiến con người ngủ trong điều kiện ngột ngạt mà còn tạo ra môi trường sinh sản cho bệnh tật, dẫn đến sự gia tăng lây lan của những căn bệnh chết người.
Trong mùa đông, khi mọi người sử dụng những chiếc giường này để sưởi ấm thêm, tỷ lệ tử vong của họ tăng lên do nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau liên quan đến việc ở trong chúng trong thời gian dài.
Bất chấp sự nổi tiếng và sang trọng của nó, nhu cầu về giường đóng hộp sớm giảm dần khi thế kỷ 19 trôi qua.
Với làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp, kỹ thuật sản xuất đồ nội thất và chi phí sản xuất của chúng đã thay đổi đáng kể. Mọi người bắt đầu ưa chuộng những chiếc giường hiện đại và đơn giản hơn. Vì vậy, giường đóng hộp trong hộ gia đình dần dần bị loại bỏ trong một thời kỳ.
Song, ví dụ tại Hong Kong, nơi vấn đề xã hội cấp bách nhất phải đối mặt là cuộc khủng hoảng nhà ở nghiêm trọng nhất thế giới, với dân số gần 7,5 triệu người và gần như không còn đất để phát triển. Giá nhà đất tăng hơn 3 lần trong thập kỷ qua đã khiến những chiếc hộp ngủ ngày càng gia tăng, với hơn 200.000 cư dân sống trong cái gọi là "nhà lồng".
Một giáo sư tại Viện Nghiên cứu Du lịch Macao (IFTM) cho biết, tiềm năng du nhập vào các quốc gia, địa phương thông qua các cơ sở lưu trú giá rẻ như khách sạn kén nhộng hoặc hộp ngủ, có thể sẽ thúc đẩy sự cân bằng thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, nhìn nhận lại, vị này lưu ý rằng sự gia tăng số lượng chỗ ở như vậy cũng đòi hỏi công tác kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng dịch vụ và duy trì các tiêu chuẩn cao về an toàn và vệ sinh.
Theo Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê đầu năm 2023, TPHCM là địa phương có mật độ dân số cao nhất nước: 4.375 người/km2 (trên diện tích địa lý hơn 2.000km2; dân số 9,17 triệu người). Con số này cao gấp 14,73 lần cả nước (297 người/km2).
Theo Cục thống kê TP.HCM, thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, kéo theo nhu cầu lớn về lực lượng lao động. Vì vậy, số lượng người sinh sống tại TP.HCM tăng nhanh.
Theo UBND TP.HCM, đến năm 2025, dân số đô thị này sẽ đạt khoảng 10,1 triệu người. Song, quá trình phát triển nhà ở trên địa bàn TP.HCM khoảng 10 năm qua được cho là có nhiều kết quả đáng kể nhưng chưa bền vững và đáp ứng nhu cầu về nhà ở giá thấp, nhà ở xã hội, chưa đa dạng về sản phẩm, chưa đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.
Do đó, nhiều người dân, người lao động thu nhập thấp ưu tiên tìm cách trang trải cuộc sống tại những nơi ở giá rẻ, kèm theo đó là sự chật chội, mất an toàn, ngày càng biến tướng và trái phép như các hộp ngủ, tập trung ở khu trung tâm thành phố.
Công an TP.HCM cho biết: TP.HCM hiện có 42.256 cơ sở là nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê thuộc diện quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Rần rần chia sẻ ảnh, người dùng không ai để ý bản điều khoản bí ẩn giúp Zalo AI Avatar đánh cắp dữ liệu?
23/10/2023 11:39Đề xuất người tài năng được vay tiền mua nhà ở trả góp
23/10/2023 11:23PNJ đang buôn bán vàng ra sao?
23/10/2023 09:28
Theo Dân trí
Đầu tư chung cư thu lợi tới 12,5%/năm, ổn định hơn cả chứng khoán, vàng hay gửi tiết kiệm
Chung cư không ngừng tăng giá và nhu cầu mua, thuê loại hình này luôn cao, tỷ suất lợi nhuận trung bình khi đầu tư chung cư lên tới 12,5%/năm tính cả tốc độ tăng giá và lợi nhuận cho thuê. Đây là mức lợi nhuận tốt và ổn định hơn các loại hình đầu tư khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ, đất nền hay gửi tiết kiệm.