Thứ Năm, ngày 16/01/2025 01:57 PM (GMT+7)

Ngoài cơm rượu, bánh tro, người ta sẽ ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ?

2023-06-22 10:24:00

Theo quan niệm cổ truyền, dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, người Việt thường làm mâm cúng ông bà, tổ tiên, cầu mong một vụ mùa bội thu, sức khỏe và may mắn. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có hoa quả, cơm rượu, bánh tro, xôi chè, bánh hỏi heo quay…

Lý do phải có bánh tro trong Tết Đoan Ngọ theo quan niệm dân gian là vì lúc này thời tiết nóng bức, và cũng là lúc sâu bọ, côn trùng sinh sôi phát triển. Ăn những món ăn tính mát và dễ tiêu như bánh tro có thể tiêu trừ bệnh tật trong người.

Ngoài bánh cơm rượu, bánh tro, người ta sẽ ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ? - Ảnh 1.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường với đầy đủ các loại xôi chè, trái cây, cơm rượu, bánh tro, heo quay... Ảnh: Hồng Nguyễn

Bánh tro có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể nên có thể trung hòa bớt độc hại trong ăn uống, để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, nó còn góp phần hỗ trợ điều trị một số bệnh cần lợi tiểu như tăng huyết áp, thống phong (gút), sỏi thận.

Thông tin trên báo T Quc, lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông Y Hà Nội) cho biết bánh tro có vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu. Món bánh này phù hợp đối với những người già yếu, trẻ em, người có chứng bệnh nóng sốt âm ỉ (âm hư). Do vậy, ăn bánh tro giúp cân bằng với các loại thực phẩm nhiều đường mỡ, gây hại cho sức khỏe.

Ngoài bánh tro, hoa quả là thứ không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Đây là thời điểm mà chính vụ thu hoạch nhiều loại trái cây nên hoa quả cực kỳ phong phú. Trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ luôn có vải thiều, mận cơm, chôm chôm, măng cụt…

Ngoài bánh cơm rượu, bánh tro, người ta sẽ ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ? - Ảnh 2.

Ngoài bánh cơm rượu, bánh tro, người ta sẽ ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ? - Ảnh 3.

Bánh tro, món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: FB Mỹ Linh

Một chén cơm rượu nếp cũng là món không thể thiếu. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm sâu bọ sinh sôi nảy nở. Việc ăn cơm rượu nhằm mục đích cho sâu bọ say, và ăn trái cây để cho sâu bọ chết- vì vậy mà gọi là Tết diệt sâu bọ. Cách hiểu đơn giản nhất thì đây chính là dịp phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng ở thời điểm tập trung canh tác, thu hoạch mùa vụ sôi động nhất.

Người miền Nam còn có thói quen cúng xôi chè, bánh hỏi heo quay, vịt quay. Những món này gần như không thể thiếu món này trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của nhiều gia đình ở miền Nam nói chung, TP.HCM nói riêng.

Theo các chuyên gia phong thủy, người ta thường cúng Tết Đoan Ngọ vào buổi trưa, giờ Ngọ ngày mùng 5 tháng 5.

"Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.

Ngoài bánh cơm rượu, bánh tro, người ta sẽ ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ? - Ảnh 4.

Heo quay, vịt quay, bánh hỏi là món rất đắc hàng ngày Tết Đoan Ngọ ở TP.HCM. Ảnh: H. Phúc

Tuy nhiên, theo thói quen, người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm, và diệt sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…Ngày nay, nhiều nơi không giữ đúng những quan niệm này mà người ta có thể cúng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, phù hợp với nhu cầu, thời gian của gia đình.

Ngoài ra, ở nhiều nơi, trong ngày mùng 5/5, sau khi ăn cơm rượu nếp để giết sâu bọ, nhiều gia đình chuẩn còn tắm nước lá từ các loại thảo dược như lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre… Việc tắm lá được cho là giúp cơ thể thơm tho, dễ chịu, trị được cảm mạo và xua mầm bệnh.

Q. Huy
Sôi động thị trường Tết Đoan Ngọ

Sôi động thị trường Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, Tết nửa năm… vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm.