Thứ Năm, ngày 16/01/2025 07:30 PM (GMT+7)

Không dễ tránh bẫy "hàng tốt giá bèo" trên Tiktok

2023-11-29 09:34:59

Đã có không ít người tiêu dùng tại Việt Nam từng bị sập bẫy hàng hóa tốt nhưng giá rẻ trên Tiktok Shop. Khi nhận được hàng, chất lượng không như trên livestream.

Ra đời năm 2017, Tiktok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội từ Trung Quốc nhưng dành cho các thị trường bên ngoài. Tại Việt Nam hiện nay, Tiktok hoạt động như môt sàn thương mại điện tử có văn phòng đại diện.

Năm 2022, Tiktok Shop được ra mắt và ngay lập tức thực hiện các chiến lược khuyến mại để thu hút người dùng. Đây là cách các sàn thương mại điện tử thường áp dụng.

Không dễ để tránh bẫy "hàng tốt giá bèo" trên Tiktok - Ảnh 1.

Tiktok và Tiktok Shop đang bùng nổ trong thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Ảnh tư liệu

Dù mới ra mắt nhưng cuối năm 2022, doanh thu của Tiktok Shop tại Việt Nam tương đương 80% doanh thu của Lazada và gấp 4 lần Tiki. Hiện nay, Tiktok đang là nền tảng hiệu quả cho nhiều nhà bán lẻ và doanh nghiệp quảng bá sản phẩm. 

Tiktok Shop là 1 gian hàng tích hợp trên nền tảng Tiktok. Khi người dùng xem video sẽ thấy hiện link trực tiếp bán hàng trên đó, và chỉ cần click là có thể mua hàng, không cần thoát khỏi Tiktok.

Với nhịp điệu nhanh và phong cách trẻ, khá nhiều cửa hàng nhờ Tiktok Shop đã tăng doanh số đáng kể nền việc livestream bán hàng trên Tiktok ngày càng lan rộng. Vấn đề là làm sao kiểm soát được chất lượng hàng, không để hàng nhái, hàng giả gây bức xúc người tiêu dùng.

Tại Hội thảo "Nâng cao năng lực phòng, chống và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử" do Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng, cho biết trong 10 tháng năm 2023, dù các cơ quan chức năng đã tích cực ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhưng vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại, hàng lậu vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Các đối tượng chuyển địa bàn hoạt động từ môi trường truyền thống sang môi trường thương mại điện tử. 

Ông Linh nhấn mạnh trong thời gian gần đây, Tiktok bùng nổ mạnh mẽ. Người dân từ tận Hà Giang vẫn hằng ngày livestream bán hàng đi cả nước và ngược lại. Chưa kể, đây là mạng xã hội xuyên biên giới, các hành vi vi phạm đã vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, vẫn còn tâm lý ngại xử lý đối với các vụ vi phạm thương mại điện tử ngay tại lực lượng cơ sở, bởi mất thời gian và dễ bị khiếu kiện vì người bán có thể xóa bỏ, thay đổi nội dung, chứng cứ một cách nhanh chóng. 

Thực tế cũng cho thấy không ít sản phẩm quần áo, túi xách kém chất lượng được nhập tử Trung Quốc qua đường tiểu ngạch nên không có hóa đơn, chứng từ rõ ràng.

Khi ra mắt, Tiktok Shop đã tuyên bố nghiêm cấm hàng giả, và yêu cầu tất cả sản phẩm bán trên nền tảng này là hàng thật. Để được bán hàng, chủ shop phải cung cấp bằng chứng ủy quyền thương hiệu cho Tiktok.

Trong thực tế, bằng một số thủ thuật, người bán vẫn có thể qua mặt được Tiktok để cung cấp các loại hàng nhải, hàng giả kém chất lượng.

Tiktok Shop nở nồi ở Mỹ, Đông Nam Á 

Tiktok ngày càng bành trướng trong mảng kinh doanh trực tuyến trên thế giới. Nền tảng này đặt mục tiêu đạt tổng giá trị hàng hóa (GMV) 20 tỷ USD trong năm 2023, tăng gấp 4 lần so với năm 2022, theo hãng tin Bloomberg. Táng 9/2023, Tiktok Shop chính thức khai trương ở Mỹ với khoảng 150 triệu người dùng, biến nước này thành thị trường lớn nhất của Tiktok. 

Người tiêu dùng Mỹ có thể mua hàng thông qua những đoạn video phát lại, các chương trình livestream trực tuyến hay trên chợ Tiktok Shop. Thậm chí mọi người có thể tìm kiếm sản phẩm để ra những video quảng cáo phù hợp nhất mà chẳng cần vào Google hay các công cụ khác.

Tiktok đang biến các sàn TMĐT Đông Nam Á như Shopee, Lazada thành ‘đồ cổ’? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa logo Tiktok.

Bloomberg cũng cho biết thị trường Đông Nam Á nói chung và Indonesia nói riêng là một ví dụ điển hình cho sự bành trướng của Tiktok.

Tiktok Shop ra mắt tại Indonesia vào năm 2021 (trước Việt Nam) nhưng nó đã vượt qua được Lazada, hãng thương mại điện tử lớn thứ 3 tại xứ vạn đảo. Đáng nói là Lazada, được hậu thuẫn bởi tập đoàn Alibaba nổi tiếng Trung Quốc, đã hoạt động được hơn 10 năm tại Indonesia.

Hiện nay, người dùng Indonesia bình quân tốn hơn 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày để sử dụng Tiktok, đây là con số chẳng hề kém so với Mỹ.

Tiktok đang biến các sàn TMĐT Đông Nam Á như Shopee, Lazada thành ‘đồ cổ’? - Ảnh 3.

Nguồn: Momentum Works

Đây được xem là đe dọa cực lớn đến các nền tảng thương mại điện tử "già" hơn vì giới trẻ đổ về Tiktok Shop để mua sắm thay vì tìm kiếm trên các trang mạng khác.

Theo Bloomberg, cho hay mặc dù nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Indonesia là Shopee của Singapore đã có lợi nhuận lần đầu tiên trong quý IV/2022 nhưng sự cạnh tranh gay gắt từ Tiktok đã buộc Shopee phải cắt bớt lợi nhuận đầu tư thúc đẩy tăng trưởng.

Trong quý II/2023, thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Shopee chỉ đạt 66 triệu USD, giảm 40% so với quý IV/2022. Tương tự vào tháng 7/2023, Alibaba đã phải rót thêm 845 triệu USD cho Lazada để giữ nền tảng này đủ sức cạnh tranh được với Tiktok.

Sự bành trướng của Tiktok Shop mạnh đến nỗi chính phủ Indonesia đã phải bàn tính đến chuyện cấm mạng xã hội này được kinh doanh thương mại điện tử.

Bộ trưởng thương mại Indonesia Zulkifli Hasan vào cuối tháng 7/2023 đã tuyên bố đang xem xét ban hành lệnh cấm nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào có giá trị dưới 100 USD giao dịch qua các sàn thương mại điện tử, nhằm bảo vệ những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

Số liệu của Momentum Works cho thấy Indonesia hiện đang là thị trường thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á tính theo tổng giá trị doanh số.

Bloomberg cho rằng sự đe dọa của Tiktok Shop đến nền kinh tế Indonesia nói riêng và Đông Nam Á nói chung về dài hạn là rất khó giải quyết.

Thùy Minh (tổng hợp)
'Thiệt đơn, thiệt kép' từ TikTok Shop

"Thiệt đơn, thiệt kép" từ TikTok Shop

Trong khi người tiêu dùng rơi vào “ma trận” thật giả lẫn lộn bởi những quảng cáo tràn lan trên mạng, thì ngân sách nhà nước cũng thất thu khi không kiểm soát được nguồn thuế từ TikTok Shop.