Thứ bảy, 18/05/2024

Hút nhiều "đại bàng" FDI, Bà Rịa - Vũng Tàu lên ngôi đầu bảng

03/05/2024 2:08 PM (GMT+7)

Thu hút nhiều dự án đầu tư lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên vị trí số 1 cả nước về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới trong 4 tháng đầu năm, với kết quả hơn 1,52 tỷ USD.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 4 tháng đầu năm. 

Theo báo cáo, Bà Rịa - Vũng Tàu với hơn 1,52 tỷ USD mới đăng ký đã chiếm tới 16,4% tổng vốn FDI cả nước, gấp hơn 12 lần cùng kỳ năm trước của tỉnh này.

Những đại bàng "FDI" đổ vào Vũng Tàu trong 4 tháng qua gồm các công ty Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc). Đơn cử, Hyosung Hàn Quốc đăng ký dự án mới với 730 triệu USD; dự án nhà máy hóa chất và vật liệu của Tosoh Corporation Nhật Bản đăng ký vốn 176 triệu USD với công suất thiết kế khoảng 100.000 tấn/năm.

Hút nhiều "đại bàng" FDI, Bà Rịa - Vũng Tàu lên ngôi đầu bảng - Ảnh 1.

Bà Rịa - Vũng Tàu ở vị trí số 1 cả nước trong thu hút FDI 4 tháng đầu năm 2024. Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

Nhà máy thiết bị đầu cuối thông minh BOE Việt Nam (thuộc Tập đoàn BOE Bắc Kinh, Trung Quốc) được cấp phép với tổng vốn 277,5 triệu USD. Nhà máy Electronic Tripod Việt Nam thuộc "đại gia" sản xuất đồ điện tử, thiết bị máy móc, thiết bị y tế Tripod (Đài Loan, Trung Quốc) với tổng vốn 250 triệu USD.

Trong số các dự án trên, Hyosung đang thực hiện kế hoàn thiện chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm ở Việt Nam nhằm biến thành nhà cung cấp sợi vải spandex lớn nhất thế giới. Là loại sợi vải hiện đại với tính đàn hồi cao, spandex được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc toàn thế giới.

Hiện nay, Hyosung đang triển khai dự án nhà máy sợi sinh học BDO (tên đầy đủ: Butanediol) 730 triệu USD tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ 2, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là nhà máy đầu tiên tại châu Á và hiếm hoi trên thế giới sản xuất BDO từ đường thô bằng công nghệ mới và hiện đại. Đường thô thay thế hoàn toàn nguyên liệu truyền thống như than đá để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nhà máy của Hyosung tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) giáp Phú Mỹ sẽ chế tạo sợi vải spandex từ nguyên liệu BDO của nhà máy mới kế bên.

Vị trí thứ hai về thu hút FDI sau Bà Rịa - Vũng Tàu qua 4 tháng đầu năm là Hà Nội với gần 1,15 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023. Bắc Ninh đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Quảng Ninh, Thái Nguyên, TPHCM, Đồng Nai…

Nam châm lớn: Công nghiệp chế biến, chế tạo 

Tính đến ngày 20/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài. Vốn thực hiện giai đoạn này ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Đầu tư mới vẫn duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ kể cả về số dự án và vốn đầu tư. Số lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm; phần góp vốn, mua cổ phần đều sụt giảm (trong đó, tổng giá trị vốn góp giảm hơn 70% so với cùng kỳ, xuống còn gần 930 triệu USD).

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 6,15 tỷ USD, chiếm hơn 66% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng gần 19% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,7 tỷ USD.

Các đối tác truyền thống của Việt Nam đến từ châu Á rót vốn đầu tư mạnh nhất. Năm quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu là Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; và họ chiếm tới hơn 73% số dự án đầu tư mới và 73,4% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Hút nhiều "đại bàng" FDI, Bà Rịa - Vũng Tàu lên ngôi đầu bảng - Ảnh 3.

Ông Takafumi Kiuchi (ở giữa), Giám đốc điều hành cấp cao Tosoh Corporation từ Nhật Bản, nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án sản xuất hóa chất và vật liệu trị giá 176 triệu USD tại Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 30/3/2024.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FDI đang tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư là Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP.HCM, Đồng Nai, Hưng Yên, Bắc Giang và Hải Phòng. Mười địa phương này chiếm gần 75% số dự án mới và hơn 79% số vốn FDI cả nước trong 4 tháng.

Tính đến ngày 20/4, cả nước có 40.049 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 478,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt khoảng 303,46 tỷ USD, bằng 63,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực, theo báo cáo trên.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.