dd/mm/yyyy

Gạo Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới 2023

Vượt qua gạo của Campuchia, Ấn Độ, gạo Việt Nam đã giành giải Nhất cuộc thi gạo ngon nhất thế giới 2023.
Gạo ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới 2023 - Ảnh 1.

Gạo ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới 2023.

Trưa 30/11, The Rice Trader đã công bố kết quả cuộc thi gạo ngon nhất thế giới 2023, sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội nghị Thương mại Lúa gạo Toàn cầu tại Philippines.

Vượt qua hơn 30 đối thủ, gạo Việt Nam đã giành giải Nhất cuộc thi gạo ngon nhất thế giới 2023. 

Cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm nay có sự tham gia của hơn 10 quốc gia và 30 mẫu gạo đã được gửi dự thi. Ngoài giải Nhất thuộc về gạo Việt Nam, gạo Campuchia đạt giải Nhì, Ấn Độ đạt giải Ba.

Theo Bộ NN&PTNT, 11 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 7,7 triệu tấn, tương ứng 4,4 tỷ USD, tăng 16% về lượng và tăng 36% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây là kết quả tốt nhất, kể từ khi ngành gạo tham gia vào thị trương thế giới.

Bộ NN&PTNT nhận định năm 2024 cho thấy, thị trường lúa gạo tiếp tục sôi động khi một số quốc gia tăng cường nhập khẩu để đảm bảo an ninh lương thực.

Dự báo về tình hình xuất khẩu gạo năm 2024, theo các chuyên gia phân tích, giá gạo vẫn ở mức cao và không thể giảm xuống dưới 640 - 650 USD/tấn. Nguyên nhân của vấn đề là lượng lúa gạo trên thế giới đang khan hiếm dần, còn Việt Nam đang nắm giữ cơ hội về xuất khẩu gạo. Theo tính toán nhu cầu của các nước trên thế giới rất nhiều, trong đó có các thị trường truyền thống Philippines, Indonesia hay Trung Quốc.

Theo ước tính của Bộ Công Thương, dự báo năm nay Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo với kim ngạch khoảng 4,5 tỷ USD, đây là con số cao nhất từ trước đến nay và là năm thắng lợi xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024 vùng ĐBSCL sẽ xuống giống gần 1,5 triệu ha với sản lượng dự kiến hơn 10 triệu tấn lúa tập trung vào những giống lúa thơm, chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong khi đó, thời điểm hiện nay nhiều quốc gia đang tăng cường nhập khẩu để bù đắp nguồn thiếu hụt.

P.V