Thứ Năm, ngày 16/01/2025 07:13 PM (GMT+7)
EVN muốn tăng giá điện bán lẻ bình quân lên trên 2.000 đồng/kWh?
2022-12-02 06:08:00
Theo tiết lộ của Thứ trường Bộ Công Thương, theo đề xuất tăng giá điện bán lẻ bình quân của EVN, thẩm quyền không thuộc về Tập đoàn điện lực Việt Nam, như vậy có thể nói đề xuất của EVN về tăng giá điện có thể trên 5%.
Giá điện được đề xuất tăng để bù lỗ cho EVN!?
Theo Quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, giá điện bình quân được điều chỉnh dựa trên biến động đầu vào của tất cả các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện. Nếu tăng từ 3-5% giá bán lẻ điện bình quân, EVN được thẩm quyền tăng giá điện.
Từ 5-10% giá bán lẻ điện bình quân, EVN phải xin ý kiến Bộ Công Thương cấp thuận; trên 10%, thẩm quyền quyết định tăng giá điện thuộc về Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, có thể đề xuất của EVN tăng giá điện bình quân là trên 5%, phải xin ý kiến của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành khác liên quan. Hiện giá điện bán lẻ bình quân đang là 1.864,44 đồng/kWh, nếu đề xuất tăng từ 5-9% giá điện có thể tăng từ 93,2 đồng đến 167,8 đồng/ kWh điện; giá điện bình quân đến tay người tiêu dùng có thể tăng từ 1.957,66 đồng/ kWh đến gần 2.032 đồng/ kWh. Nếu đề xuất tăng trên 10% có thể giá điện bình quân sẽ tăng hơn 186,4 đồng/ mỗi kWh điện, giá điện bình quân có thể tăng trên 2.050 đồng/kWh.
Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ mới đây, khi được hỏi về đề xuất tăng giá bán lẻ điện bình quân của EVN, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, EVN cho biết họ đã lỗ hơn 31.000 tỷ đồng trong 6 tháng năm 2022 vì chi phí đầu vào sản xuất tăng vọt.
Theo ông Hải, "giá đầu vào sản xuất điện tăng nên cần điều chỉnh giá bán lẻ nhưng tăng ở mức nào thì phải rà soát, sau đó đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định".
Thứ trưởng Hải khẳng định, Bộ Công Thương đang cùng Bộ Tài chính, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp rà soát đề xuất điều chỉnh giá điện bán lẻ theo Quyết định 24 của Chính phủ.
Đặc biệt, dù lãnh đạo Bộ Công Thương không tiết lộ mức đề xuất cụ thể của EVN, nhưng ông cho rằng mức đề xuất tăng giá bán lẻ điện bình quân hiện nay đã "vượt thẩm quyền của EVN theo Quyết định 24".
Nếu chiếu theo Quyết định 24/2017 kể trên, EVN được quyền tăng giá điện 3-5% khi chi phí đầu vào, tăng mà không cần hỏi ý kiến của các Bộ, ngành và Thủ tướng. Tuy nhiên, từ 5% đến trên 10%, EVN phải được chấp thuận bởi Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ.
Mới đây, EVN cho biết, các chi phí giá nhiên liệu sản xuất điện như than, dầu, khí đã tăng 3-5 lần so với trước khiến chi phí sản xuất, mua điện của doanh nghiệp này tăng vọt.
Với tình hình tài chính hiện nay, tập đoàn này cho biết vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong cân đối dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện, cân đối và huy động vốn để đầu tư các dự án... Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của EVN năm 2023 và các năm tới.
Tính toán của EVN hồi giữa năm cho thấy, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 lên mức 1.915,59 đồng một kWh. Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019, là 1.844,64 đồng một kWh.
Như Dân Việt đưa tin, EVN vừa có báo cáo cho biết giá điện Việt Nam "bất động" từ tháng 3/2019 đến nay trong khi giá điện thế giới đang tăng từng ngày, EVN muốn cơ quan điều hành cho tăng giá điện theo đúng quy định.
EVN đưa ra báo cáo về giá bán điện trong quý IV/2022 của Việt Nam và so sánh tương quan với giá điện thế giới. Theo đó, giá điện bán lẻ của Việt Nam hiện đang duy trì ở mức bình quân là 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm VAT). EVN nhấn mạnh, mức giá này được giữ từ tháng 3/2019 đến nay.
EVN cho biết, điều này gây bất cập bởi giá thành sản xuất kinh doanh điện của nửa đầu năm 2022 liên tục tăng do áp lực tăng chi phí nguyên liệu đầu vào.
Tập đoàn này dẫn dữ liệu của Ember cho biết, giá điện bán buôn tại nhiều nước châu Âu hiện trung bình những tháng cuối năm 2022 giảm nhưng vẫn cao hơn đầu năm. Chưa có dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng đã lắng xuống.
Cụ thể, giá điện bán buôn trung bình vào tháng 10/2022 tại Ý là 211,2 Euro/MWh (tương đương 5.714 đồng/kWh); tại Pháp là 178,9 Euro/MWh (tương đương 4.847 đồng/kWh); tại Đức là 157,8 Euro/MWh (tương đương 4.278 đồng/kWh); tại Anh là 136,60 Euro/MWh (khoảng 3.710 đồng/kWh).
Giá điện thế giới tăng chóng mặt, EVN cũng rậm rịch tăng giá?
27/11/2022 07:57Giá điện bình quân có thể tăng lên hơn 2.200 đồng/kWh vào năm 2030
16/11/2022 16:48Sửa biểu giá điện: Người dân dùng ít có phải trả tiền nhiều?
08/10/2022 06:34