Du lịch là "đòn bẩy" phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09/07/2025 11:57 GMT +7
Sơn La phát triển du lịch bền vững, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo tồn văn hóa và thúc đẩy kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Chè xuân Mộc Châu vào vụ thu hoạch được mong đợi nhất trong năm
- Du khách vượt hàng trăm cây số đến Mộc Châu để được đắm mình trong sắc hoa rực rỡ
- Ngày hội hái mận hậu Mộc Châu: Thử thách tốc độ và sự khéo léo của người nông dân
Du lịch thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những giá trị di tích lịch sử sâu sắc và bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc, tỉnh Sơn La đã và đang dồn lực đầu tư, ban hành các chính sách ưu tiên nhằm thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025, đã xác định phát triển du lịch là một trong ba lĩnh vực đột phá. Cụ thể hóa tầm nhìn này, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kết luận về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Đặc biệt, Hội đồng Nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND, quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch giai đoạn 2022-2026 với 4 nhóm chính sách trọng tâm: Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch; xúc tiến quảng bá du lịch; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Những quyết sách này đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi, khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn.

Từ năm 2020, với chủ trương xây dựng bản du lịch cộng đồng Tà Số của UBND huyện Mộc Châu (trước khi đi vào hoạt động chính quyền địa phương 2 cấp), khu vực Hang Táu được biết đến nhiều hơn. Lượng khách tìm đến Hang Táu ngày càng đông, nhờ đó, đồng bào dân tộc Mông tại đây đã có thể vận hành một số dịch vụ đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách như cho thuê trang phục, thuê ngựa, bán đồ lưu niệm hay đặc sản địa phương,…
Anh Mùa A Châu, Giám đốc HTX du lịch Hang Táu, phường Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Hiện nay bà con Tà Số đã biết bảo tồn giá trị văn hóa của Hang Táu để phát triển thành điểm du lịch cộng đồng bền vững và vẫn giữ trọn vẹn nét nguyên sơ. Các quy định về xây dựng du lịch cộng đồng được ghi vào hương ước của bản. Tháng 8/2023, thành lập hợp tác xã du lịch Hang Táu với 20 hộ thành viên. Các thành viên phục vụ đưa đón khách tham quan, trải nghiệm, liên kết với các hộ làm homestay trong bản Tà Số phục vụ ăn, nghỉ khi du khách có nhu cầu.
Có thể thấy việc phát triển du lịch cộng đồng tại Hang Táu là hướng đi đúng đắn của huyện Mộc Châu trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm, đồng lòng của đồng bào dân tộc Mông trong việc khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương, Hang Táu sẽ trở thành điểm đến yêu thích trên bản đồ du lịch Mộc Châu, góp phần không nhỏ vào công cuộc cải thiện chất lượng cuộc sống, văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo
Ông Trần Xuân Việt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, thông tin: Ngành đang tập trung rà soát, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, ưu đãi có tính đột phá nhằm thu hút đầu tư vào du lịch. Trong đó, trọng tâm là quy hoạch theo hướng cụ thể, rõ ràng, sát thực tế để 'mở đường' cho du lịch Sơn La phát triển đúng hướng, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, hình thành những điểm đến hấp dẫn và các sản phẩm du lịch chất lượng, xứng tầm.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định rõ các khu vực trọng điểm. Công tác quy hoạch du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng được ban hành sớm, như: Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chung Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; quy hoạch vùng dọc quốc lộ 6; quy hoạch vùng lòng hồ sông Đà.

Sơn La đã lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công để xây dựng hạ tầng giao thông, điện, viễn thông, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã bố trí hơn 1.149 tỷ đồng cho 14 dự án; cấp mới 77 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 29.000 tỷ đồng vào lĩnh vực du lịch dịch vụ, nông nghiệp du lịch và dịch vụ thương mại, tạo đòn bẩy mạnh mẽ cho ngành "công nghiệp không khói" vươn lên.
Phát huy lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa đặc sắc, ngành Du lịch Sơn La đã tập trung phát triển sản phẩm du lịch đa dạng gắn với sinh thái, nông nghiệp và văn hóa bản địa. Đến nay, Sơn La tự hào có 12 khu, điểm du lịch được công nhận, gồm: 1 khu du lịch quốc gia, 1 khu du lịch cấp tỉnh và 10 điểm du lịch cấp tỉnh. 5 nhóm sản phẩm du lịch chủ đạo: Du lịch sinh thái, nông nghiệp; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch cộng đồng; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và sức khỏe; du lịch chuyên đề (thể thao; hội thảo, hội nghị, ẩm thực).

Ông Trần Xuân Việt chia sẻ thêm: Ngành đã tích cực phối hợp với Tổng cục Du lịch, các công ty lữ hành và các địa phương tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng tài nguyên du lịch, tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Từ đó, định hướng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp, làm mới sản phẩm để hấp dẫn du khách đến với Sơn La.
Du lịch Sơn La những năm gần đây đã có sự phát triển bứt phá. Lượng khách du lịch tăng trưởng mạnh mẽ và vị thế của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng được định hình rõ nét. Trong giai đoạn 2020-2025, tăng trưởng ngành du lịch đạt 13%/năm, đóng góp khoảng 6% GRDP cho tỉnh. Nhiều dự án du lịch, khu du lịch có quy mô, chất lượng và phương thức kinh doanh hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế đã hình thành và đi vào hoạt động; sản phẩm du lịch hấp dẫn, cơ sở lưu trú, dịch vụ ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng.

Đáng chú ý, với sự nỗ lực không ngừng, Sơn La đã hoàn thành và về đích trước một năm đối với 2 mục tiêu lớn được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV: Khu du lịch quốc gia Mộc Châu chính thức được công nhận và 3 năm liên tiếp được Tổ chức giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) bình chọn là “Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Châu Á”, 2 năm liên tiếp được bình chọn “Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới”. Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La chính thức được đưa vào quy hoạch hệ thống du lịch quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Từ năm 2020 đến nay, Sơn La đã đón trên 20,6 triệu lượt khách du lịch; tổng doanh thu gần 22.000 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2025, tỉnh sẽ đón 5,3 triệu lượt khách du lịch, doanh thu ước đạt 6.300 tỷ đồng. Sự tăng trưởng ấn tượng của ngành Du lịch đã tạo tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực khác, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước xây dựng tỉnh Sơn La trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc.
Du lịch Sơn La đang khẳng định vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội. Với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của tỉnh, sự đồng hành của doanh nghiệp và cộng đồng, cùng hướng đi bài bản, sáng tạo, Sơn La đang nỗ lực đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa, trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế.
Tags:
Lễ hội Hoa ban - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng dân tộc Sơn La
Lễ hội Hoa ban thành phố Sơn La (Sơn La) diễn ra trong 2 ngày (15 và 16/3) với các hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc. Lễ hội đã thu hút hàng nghìn nhân dân và du khách đến hòa mình, trải nghiệm những phần thi và không gian văn hóa đầy hấp dẫn.
Ông Nguyễn Hữu Đông, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương dự Ngày hội đoàn kết toàn dân tộc Sơn La
Chiều nay 17/11, ông Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã dự Ngày hội đại đoàn kết bản Cang Mường, xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Các dân tộc Sơn La chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh sơn la lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 16-17/11/2024 với chủ đề: "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo; phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập, chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững".
Đồng bào các dân tộc Sơn La ổn định đời sống, phát triển sản xuất
Thực hiện các chương trình mục tiêu, chính sách dân tộc, những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Sơn La đã đưa ra nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả chương trình. Qua đó, đời sống của người dân tộc thiểu số trên địa bàn không ngừng được cải thiện, nâng lên.