Thứ Năm, ngày 16/01/2025 08:01 PM (GMT+7)

Doanh nghiệp tìm cách chuyển nhượng dự án để không phải "chết trên đống tài sản"

2023-10-29 19:00:30

Cuối năm, nhiều doanh nghiệp bất động sản chịu sức ép nặng nề về tài chính. Theo đó, các thương vụ mua bán, sát nhập (M&A) được xem là phao cứu sinh hiệu quả giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn về dòng vốn.

2-3 năm gần đây, doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn bủa vây. Kinh tế khó khăn, lạm phát và lãi suất tăng, dòng vốn bị thắt chặt, nhiều doanh nghiệp gặp khó, doanh nghiệp lâm vào cảnh đường cùng. Một số đơn vị sở hữu nhiều đất đai, dự án nhưng lại có nguy cơ "chết trên đống tài sản" vì không có tiền mặt.

Trong bối cảnh khó khăn về tài chính, các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải cố gắng tìm ra hướng tiếp cận nguồn vốn đa dạng. Trong đó, mua bán, sát nhập (M&A) được nhiều doanh nghiệp hướng tới.

Ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị Online, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện thành công nhiều thương vụ. Đơn cử mới đây, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư LDG đã thông qua chủ trương chuyển nhượng 2 dự án để phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ trái phiếu, khoản nợ ngân hàng, đảm bảo nguồn tài chính để phát triển dự án.

Doanh nghiệp tìm cách chuyển nhượng dự án để không phải "chết trên đống tài sản" - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp trông chờ vào các thương vụ mua bán, sáp nhập. Ảnh: Gia Linh

2 dự án này bao gồm: Khu du lịch biển Bãi Bụt – Sơn Trà do Công ty cổ phần Hải Duy làm chủ đầu tư; dự án Khu chung cư lô C1 xây dựng tại phường Bình An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Công ty Đầu tư LDG làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) thông qua công ty con Gamuda Land đã ký thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần để mua lại Công ty Bất động sản Tâm Lực với giá 315,8 triệu USD (khoảng gần 7.200 tỷ đồng). Được biết, công ty Tâm Lực hiện đang sở hữu một một dự án duy nhất thuộc khu đất rộng 3,68 hecta tại TP.Thủ Đức.

Hay trước đó, sau khi hoàn tất thương vụ mua lại toàn bộ một dự án tại Bình Dương vào năm 2022 với giá trị gần 1.300 tỷ đồng, mới đây Gamuda Land tiếp tục mua lại dự án Elysian ở TP.Thủ Đức. Đáng chú ý sẽ là cú bắt tay giữa là CapitaLand và Vinhomes.

Hpặc một đơn vị khác là Tập đoàn bất động sản có trụ sở tại Singapore Keppel công bố thỏa thuận hợp tác với Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) tại hai dự án ở TP.Thủ Đức, TP.HCM với tổng giá trị ước tính trên 187 triệu SGD. Giao dịch dự kiến được hoàn thành trong năm nay.

Doanh nghiệp tìm cách chuyển nhượng dự án để không phải "chết trên đống tài sản" - Ảnh 3.

Thị trường bất động sản vẫn chưa hết khó vì thiếu dòng vốn. Ảnh: Gia Linh

Công ty Nam Long đã hoàn tất chuyển nhượng 25% vốn điều lệ của Công ty TNHH Paragon Đại Phước. Sau khi chuyển nhượng, Công ty Nam Long sở hữu 75% vốn của Công ty TNHH Paragon Đại Phước - chủ đầu tư Khu đô thị Nam Long Đại Phước, có quy mô hơn 45ha. Doanh nghiệp này hiện có vốn điều lệ gần 1.678 tỷ đồng…

Các chuyên gia đánh giá, động thái này được đánh giá là phao cứu sinh hiệu quả trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang sắp "đuối dần" vì thiếu vốn. Doanh nghiệp sẽ có thêm tiềm lực để thoát cảnh khó khăn, tái khởi động các dự án trong tương lai.

Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM cho biết công ty ông đang trông chờ nguồn vốn từ các thương vụ M&A, sau khi gặp khó khăn về việc vay vốn ngân hàng. Chúng tôi đang kết nối với nhiều đối tác nước ngoài, các quỹ đầu tư... các đơn vị có tiềm lực về kinh tế để bán bớt 1 số dự án. Tất nhiên, là nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc, thẩm định kỹ càng và chỉ xuống tiền với các dự án tiềm năng.

Nếu các thương vụ thực hiện thành công đây sẽ "mở đường máu", giúp doanh nghiệp có dòng vốn để nuôi sống toàn bộ hệ thống, thực hiện giao dịch, trả tiền cho khách hàng", vị lãnh đạo doanh nghiệp cho hay.

Lãnh đạo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) dự báo, thời gian tới, hoạt động M&A sẽ tiếp tục sôi động. Các thương vụ sau khi hoàn tất bước thăm dò, khảo sát và rất có thể thị trường sẽ chứng kiến nhiều thương vụ thành công trong quý cuối năm nay.

Gia Linh