Thứ năm, 16/05/2024

Công ty Đan Mạch ngưng làm điện gió, "ông lớn" Nhật Bản thế ngay

23/11/2023 12:00 PM (GMT+7)

Marubeni, một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất Nhật Bản, đã nhanh chân nhảy vào chỗ trống sau khi công ty Orsted (Đan Mạch), tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới, rút khỏi thị trường Việt Nam.

Quá trình thay thế của Marubeni được thực hiện cùng với Tập đoàn T&T, đối tác của Orsted đến tháng 6/2023 khi Orsted quyết định dừng toàn bộ kế hoạch đầu tư điện gió tại Việt Nam để tập trung vào các thị trường khác. Trước khi ra quyết định này, liên danh giữa Orsted và T&T dự định đầu tư tổng cộng đến 30 tỷ USD để phát triển điện gió ngoài khơi.

Đến nay, Marubeni chưa công bố hợp tác đối tác với T&T nhưng địa phương đầu tiên mà Marubeni muốn đến gõ cửa là tỉnh Thái Bình. Lịch làm việc của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình cho thấy Ủy ban có buổi làm việc với đoàn đại diện liên danh giữa Marubeni và T&T lúc 4 giờ chiều ngày 22/11/2023.

Trước đó, ông Kakinoki Masumi, CEO của Tập đoàn Marubeni, đã gặp mặt Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hà Nội vào ngày 13/11.

Công ty Đan Mạch ngưng làm điện gió, "ông lớn" Nhật Bản thế ngay - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải) tiếp ông Kakinoki Masumi, CEO của Marubeni ngày 13/11/2023. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Ông Masumi cho biết trong thời gian tới, Marubeni sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án tại Việt Nam trong các lĩnh vực bao gồm năng lượng, chế biến, xuất khẩu hàng hóa, phát triển hạ tầng. Ông mong muốn Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam thúc đẩy quá trình thực hiện các dự án.

Theo thông tin từ ông Masumi, Marubeni vào đầu tư kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1991 và đến nay đã đầu tư khoảng 90 tỷ yên ở Việt Nam (tương đương 603 triệu USD tính theo tỷ giá hiện nay), tạo việc làm cho 7.500 người. Marubeni xác định Việt Nam là thị trường quan trọng ở châu Á, và các hoạt động của tập đoàn ở đây tập trung vào những lĩnh vực như xuất nhập khẩu hàng hóa; xây dựng các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp, các nhà máy chế biến thực phẩm và dệt may...

Các dự án theo kế hoạch của Marubeni bao gồm Nhà máy điện khí Ô Môn II (Cần Thơ), dự án điện khí LNG Quảng Ninh, các trang trại điện gió, điện mặt trời, xây dựng khu công nghiệp, xây dựng các nhà máy chế biến thực phẩm, lâm sản, nguyên liệu để xuất khẩu và các dự án thành phố thông minh...

Công ty Đan Mạch ngưng làm điện gió, "ông lớn" Nhật Bản thế ngay - Ảnh 2.

Sơ đồ Trung tâm điện lực Ô Môn (Cần Thơ), gồm nhà máy nhiệt điện Ô Môn II có công suất 1.050 MW do Marubeni đầu tư. Ảnh: Petrovietnam.

Về phía T&T, tập đoàn này đã thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược với công ty đa quốc gia lớn như Amazon (Mỹ), Total (Pháp); các tập đoàn lớn từ Hàn Quốc như bảo hiểm DB, Hanwha (đa ngành), KOSPO (điện lực) KOGAS (gas và năng lượng); công ty năng lượng Erex của Nhật Bản và tập đoàn phát triển bất động sản logistics YCH của Singapore...

Năm 2021, Orsted đã đến Việt Nam và mong muốn đầu tư dự án điện gió ngoài khơi tại vùng biển Hải Phòng. Sau 3 năm có mặt tại thị trường, Orsted đã có những đề xuất táo bạo, nhiều hoạt động nghiên cứu có giá trị và một kế hoạch đầu tư điện gió ngoài khơi cùng với Tập đoàn T&T.

Tháng 11/2022, T&T Group và Orsted Đan Mạch ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác để phát triển điện gió. Liên danh này lên kế hoạch dồn khoảng 30 tỷ USD phát triểc các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với tổng công suất lên tới 21GW. Các địa phương được xác định để đầu tư bao gồm Thái Bình, Hải Phòng và một số tỉnh miền Trung, trong đó có Ninh Thuận và Bình Thuận thuộc Nam Trung bộ.

Nhưng Orsted quyết định dừng toàn bộ vào tháng 6 năm nay. Theo Orsted, ngay cả sau khi Quy hoạch điện VIII được phê duyệt vào giữa tháng 5, thị trường vẫn phải chờ kế hoạch triển khai nhằm xác định phân bổ mục tiêu công suất cho từng thời kỳ cũng như quy định hướng dẫn về cơ chế lựa chọn nhà đầu tư. Do chưa có chính sách rõ ràng, thống nhất nên nhà đầu tư chưa mạnh dạn rót hàng tỷ USD vào các dự án. Hơn nữa, cơ chế lựa chọn nhà đầu tư và cơ chế bán điện vẫn chưa rõ ràng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Hãng xe điện Việt vừa công bố nhận cọc gần 28.000 chiếc VF 3 và đặt mục tiêu bàn giao ít nhất 20.000 xe ngay trong năm nay.

Xe máy điện 20 triệu đồng hút khách

Xe máy điện 20 triệu đồng hút khách

Giá xe máy điện Trung Quốc được các doanh nghiệp chào hàng từ 20 - 30 triệu đồng/chiếc, phổ biến là mức giá vừa hơn 20 triệu. Đây là phân khúc được nhiều người Việt quan tâm, chọn mua nhất gần đây.

Masan bán trọn công ty sản xuất vonfram ở Đức cho Mitsubishi

Masan bán trọn công ty sản xuất vonfram ở Đức cho Mitsubishi

Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã đồng ý bán nguyên công ty sản xuất vonfram (còn gọi là tungsten) ở Đức cho một công ty thuộc Mitsubishi Nhật Bản nhằm tập trung nguồn lực cho bán lẻ, mảng kinh doanh cốt lõi của Masan.

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024 chính thức khai mạc với gần 200 gian hàng, gồm các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP.