Thứ Bảy, ngày 22/02/2025 08:51 PM (GMT+7)

Còn lại bao nhiêu vốn tín dụng dự kiến cho cả nền kinh tế vào cuối năm?

Minh Tường

26/11/2024 14:57 GMT +7

Ước tính gần 670.000 tỷ đồng vốn tín dụng sẽ được bơm vào nền kinh tế trong 2 tháng cuối năm này để hỗ trợ tăng trưởng GDP theo kế hoạch do Ngân hàng Nhà nước đặt ra hồi đầu năm.

Đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước thông báo dự kiến sẽ bơm vào nền kinh tế Việt Nam hơn 2 triệu tỷ đồng cho cả năm 2024, là 1 năm được xác định sẽ có nhiều rủi ro và biến động từ các thị trường thế giới.

Theo số liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10/2024, tín dụng toàn hệ thống tăng 10,08% so với cuối năm 2023. Hoạt động cho vay vẫn là động lực chính mang lại tăng trưởng lợi nhuận cho các ngân hàng.

Một lượng lớn vốn tín dụng dự kiến sẽ được bơm vào nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm để hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ảnh: T. Thanh

Căn cứ vào kết quả đã thực hiện sau 10 tháng và mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% cho cả năm, ước tính toàn hệ thống cần phải bơm vào nền kinh tế gần 670.000 tỷ đồng trong 2 tháng cuối cùng của năm thì mới bảo đảm mục tiêu.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 2,5%/năm trong năm 2023. Trong 10 tháng đầu năm nay, lãi suất cho vay bình quân giảm tiếp 0,76%/năm so với cuối năm 2023. Hiện nay, các ngân hàng đang triển khai nhiều gói cho vay lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cuối năm, mức lãi suất cho vay ngắn hạn dao động từ 4,5-6,5%/năm, và lãi suất trung, dài hạn dưới 9%/năm.

Trong nhóm Big 4 (4 ngân hàng quốc doanh hàng đầu là Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank), Agribank có gói tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp lĩnh vực nông thuỷ sản, chế biến và nhập khẩu nguyên phụ liệu đang có lãi suất chỉ từ 2,6%/năm cho kỳ hạn dưới 3 tháng…

Trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, Sacombank có gói tín dụng cho vay ngắn hạn với quy mô 15.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm với khách hàng doanh nghiệp, còn với khách hàng cá nhân lãi suất chỉ từ 5,5%/năm khi vay sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, Ngân hàng ACB đang dành khoảng 5.000 tỷ đồng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và xuất, nhập khẩu.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế Việt Nam, vào ngày 31/12/2023, đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 cho các ngân Ngân hàng Nhà nước hàng và tổ chức tín dụng, đồng thời thông báo công khai nguyên tắc xác định để họ chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng.

Ngoài ra, từ tháng 8 năm nay, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng được điều chỉnh tự động với nguyên tắc không vượt quá 80% mức Ngân hàng Nhà nước thông báo.

Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngành ngân hàng quý 3/2024 vào ngày 17/10 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết thêm về điều hành tín dụng trong giai đoạn cuối năm.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ,

Các ngân hàng phải tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; rà soát, đơn giản hóa thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống, tiêu dùng, góp phần hạn chế tín dụng đen, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Vốn cho tăng trưởng kinh tế đợi sẵn từ ngân hàng

Vốn cho tăng trưởng kinh tế đợi sẵn từ ngân hàng

Tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng đến nay tăng khoảng 9% so với cuối năm 2023. Với thanh khoản tốt và còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay đối với nền kinh tế.