Thứ Năm, ngày 16/01/2025 10:01 AM (GMT+7)
Cổ phiếu VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng phiên thứ 3 trên sàn Nasdaq diễn biến ra sao?
2023-08-18 08:42:00
Cổ phiếu VFS của VinFast đã giao dịch trên sàn Nasdaq của Mỹ được 3 ngày. Giá đóng cửa trong 3 ngày lần lượt là 37,06 USD, 30,11 USD và 20 USD/cổ phiếu. Phiên thứ 3 đóng cửa giảm hơn 10 USD so với phiên thứ 2 và giảm gần 50% so với chốt phiên chào sàn.
Với tổng số 2,3 tỷ cổ phiếu, giá trị vốn hóa của VFS ngày đầu là hơn 85 tỷ USD, ngày thứ hai là 69 tỷ USD và ngày thứ 3 là đang ở 46 tỷ USD.
Theo báo Barrons (Mỹ) chuyên về chứng khoán, khoảng 1,6 triệu cổ phiếu VFS đã bị bán khống trong ngày thứ ba, là một trong những nguyên nhân phía sau đà giảm nói trên.
VFS của VinFast: giá đóng cửa ngày thứ 3 là 20 USD.
Bán khống là việc nhà đầu tư dựa trên tài sản không phải của mình để giao dịch. Nhà đầu tư vay cổ phiếu khi giá đang cao để bán, giá thấp thì mua lại để trả, và lợi nhuận là chênh lệch giá mua và bán. Bán khống được chấp nhận trên nhiều trên thị trường, dù đó là đầu cơ, thao túng thị trường và ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
Cùng ngày, Reuters lấy ý kiến của giới bán xe ở Mỹ. Các đại lý Mỹ cho biết có nhiều câu hỏi chưa được làm rõ, gồm việc VinFast sẽ phân phối các phụ tùng cần thiết như thế nào.
Tesla đã khẳng định là người dẫn đầu thị trường xe điện EV, các công ty khởi nghiệp EV khác phải rất khổ lúc khởi đầu, theo giới bán xe Mỹ. Và trên hết, VinFast sẽ cạnh tranh với các thương hiệu lâu đời hơn Tesla như GM, Ford và Hyundai – cũng đã sản xuất xe điện.
Andrew DiFeo, Giám đốc đại lý Hyundai ở St. Augustine, phía nam Jacksonville, bang Florida, nói với Reuters: "Điều đầu tiên phải tính là có thể tồn tại trong vòng 5 năm nữa hay không?"
Một số đại lý cho biết VinFast có thể phải đưa ra mức lợi nhuận hấp dẫn cho các đại lý, để giải quyết các rủi ro. Ngoài ra, VinFast cũng cần cung cấp dịch vụ bảo hành hàng đầu cho xe điện VinFast, để khách hàng an tâm.
Giới đại lý Mỹ cũng đánh giá cao việc VinFast xây dựng nhà máy EV có tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD tại bang North Carolina, Mỹ. Các đại lý cho biết việc thiếu tên tuổi trên thị trường không phải là yếu tố cản trở. Vì Toyota, Honda và Hyundai đều bắt đầu với quy mô nhỏ và dần dần mới phát triển thành công.
"Nếu là sản phẩm tốt và được bảo hành tốt, người Mỹ sẽ mua," Rhett Ricart cho biết. Ricart là CEO của công ty Ricart Automotive Group ở Columbus, bang Ohio, nơi phân phối 10 thương hiệu xe.
Cuối cùng, các đại lý luôn muốn có những cơ hội tốt để kinh doanh, theo lời Beau Boeckmann, Chủ tịch của Galpin Motors, công ty phân phối 12 thương hiệu ở khu vực Los Angeles, bao gồm cả công ty khởi nghiệp xe điện Polestar.
Sự kiện lịch sử của doanh nghiệp Việt: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã đưa VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ tối 15/8
15/08/2023 22:25Tỷ phú Phạm Nhật Vượng chính thức tham gia xe ôm công nghệ, tài xế dùng xe máy điện giá hơn 50 triệu đồng/chiếc
14/08/2023 15:48VinFast đón sự kiện đặc biệt hôm nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ có thêm 11 tỷ USD
10/08/2023 08:57Hãng ô tô của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xây nhà máy xe điện tại Mỹ
19/07/2023 16:24
Sau niêm yết trên sàn Nasdaq, đến lúc VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chứng minh thực lực thật sự của mình
Cổ phiếu VinFast niêm yết Nasdaq nhìn từ góc độ nào đó rất đáng lạc quan trong bối cảnh hiện nay, bởi nguồn vốn từ Mỹ qua kênh này kênh khác sẽ có thể vào Việt Nam. Tuy nhiên, bước tiếp theo, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cần chứng minh thực lực của mình.