Thứ Năm, ngày 16/01/2025 12:07 PM (GMT+7)

Chủ đầu tư ngoại "thâu tóm" hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM

2023-06-14 07:59:00

Giữa lúc thị trường bất động sản ảm đạm, không ít chủ đầu tư đã phải bán bớt dự án hoặc cổ phẩn dự án để duy trì hoạt động, và doanh nghiệp ngoại là nhóm chiếm ưu thế trong cuộc chơi này.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 1.

Mới đây, Tập đoàn Keppel (Keppel Corporation Limited, trụ sở tại Singapore) công bố sẽ cùng quỹ đầu tư Keppel Việt Nam (KVF), gọi chung là Keppel Consortium, chi khoảng 3.180 tỷ đồng mua cổ phần 2 dự án Emeria (6 ha) và Clarita (5,8 ha) ở TP Thủ Đức của Khang Điền.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 2.

Theo kế hoạch, Keppel và Khang Điền sẽ cùng phát triển tổng cộng hơn 200 căn nhà liền thổ và 600 căn hộ chung cư, trên tổng diện tích khoảng 11,8 ha. Tổng chi phí phát triển hai dự án này, bao gồm chi phí đất đai, dự kiến khoảng 10.200 tỷ đồng.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 3.

Chủ đầu tư của dự án Emeria là Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Nhà Đoàn Nguyên (thuộc Tập đoàn Khang Điền). Dự án hơn 6 ha này được quy hoạch xây dựng với 159 biệt thự song lập và đơn lập có diện tích 102-518 m2.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 4.

Nằm cạnh đó là dự án Clarita với quy mô gồm 159 căn nhà phố, biệt thự song lập. Cả hai dự án tọa lạc tại mặt tiền đường Võ Chí Công, gần ngay góc giao với cao tốc Long Thành - Dầu Giây. Theo ghi nhận của phóng viên, hiện dự án chỉ mới được san lấp mặt bằng.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 5.

Theo thông tin được Keppel công bố, tỷ lệ cổ phần giữa Keppel và KVF tại Keppel Consortium là 50:50. Với khoản đầu tư này, nhóm Keppel sẽ sở hữu 49% cổ phần trong hai dự án, Khang Điền nắm 51% còn lại.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 6.

Trước đó, Keppel cũng thực hiện một thương vụ lớn khác với Công ty CP Địa ốc Phú Long. Cụ thể, Keppel Land đã thông qua công ty thành viên Monestine Pte. Ltd. ký kết thoả thuận với Phú Long để mua 60% cổ phần trong ba lô đất có tổng diện tích 6,2 ha ở huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 7.

Ba lô đất này nằm cách nhau 400 m, trải dọc theo tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ. Tổng vốn đầu tư cho dự án, trong đó bao gồm cả chi phí đất đai, dự kiến lên tới hơn 7.400 tỷ đồng với quy mô 2.400 căn hộ và các căn hộ thương mại.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 8.

Trên khu đất này, Keppel Land và Phú Long đang triển khai xây dựng dự án Celesta, dự án được chia thành 3 giai đoạn với 3 phân khu gồm Celesta Rise, Celesta Heights và Celesta Gold.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 9.

Vào tháng 7/2022, phân khu Celesta Rise đã chính thức tổ chức lễ động thổ. Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là đơn vị thi công và thời gian thi công dự kiến kéo dài khoảng 23 tháng. Theo ghi nhận, hiện toàn bộ phần cọc cho tất cả các tháp và khối đế đã hoàn thành.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 10.

Vào thời điểm mở bán, giá các căn hộ tại đây rơi vào khoảng 45-60 triệu đồng/m2. Hiện trên thị trường thứ cấp giá chuyển nhượng đang ở mức 55-70 triệu đồng/m2.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 11.

Thực tế, đây không phải là dự án duy nhất trên tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ bị "thâu tóm". Trước đây, tuyến đường này còn được mệnh danh là "rừng chung cư" khi có hàng loạt dự án bất động sản lớn nhỏ được phát triển bởi các chủ đầu tư như Hoàng Anh Gia Lai, Novaland, Phú Hoàng Anh, Phú Long, Tài Nguyên...

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 12.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp đến từ nước ngoài như Keppel Land (Singapore), Phú Mỹ Hưng (Đài Loan), GS (Hàn Quốc) đã dần thế chỗ các chủ đầu tư cũ. Một cuộc thay tên đổi chủ đang âm thầm diễn ra trên thị trường.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 13.

Cách đây không lâu, cái tên Viva Land cũng đã bị gỡ bỏ khỏi những tấm biển quảng cáo xung quanh công trường khu tứ giác Bến Thành (quận 1, TP.HCM). Hiện, công trường vắng bóng công nhân, chỉ còn ngổn ngang vài máy móc, dụng cụ...

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 14.

Dự án rộng 8.500 m2 này ban đầu có tên gọi The Spirit of Saigon, thuộc về chủ đầu tư là Tập đoàn Bitexco của anh em ông Vũ Quang Hội, Vũ Quang Bảo. Sau khi xây dựng phần hầm trong giai đoạn 2012-2013, dự án "đắp chiếu" một thời gian dài.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 15.

Đến giữa năm 2020, dự án được khởi động lại và tiến hành xây các tầng tháp. Sang đầu năm 2021, dự án đổi sang Masterise Homes phát triển với tên gọi mới One Central HCM. Lúc này, công trình tiếp tục được xây thêm vài tầng tháp.

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 16.

Đến tháng 8/2022, dự án này tiếp tục nhận được sự chú ý của giới truyền thông và nhà đầu tư, khi logo Viva Land xuất hiện, thế chỗ Masterise Homes. Thời điểm ấy, website chính thức của Viva Land cũng đưa dự án này vào danh mục dự án đang phát triển với tên gọi mới là Pearl. Nhưng nhiều tháng qua, dự án lại một lần nữa "bất động".

Chủ đầu tư ngoại 'thâu tóm' hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM - Ảnh 17.

Cách đó không xa, một dự án đình đám khác của Viva Land là IFC One Saigon (tên gọi cũ là Saigon One Tower) tọa lạc tại góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Võ Văn Kiệt (quận 1, TP.HCM) cũng đã "án binh bất động" suốt thời gian qua. Trong lúc này, website chính thức của Viva Land cũng không thể hiện bất kỳ dự án nào đang triển khai.

Theo Zing



Quỳnh Danh - Liên Phạm
Doanh nghiệp bất động sản tái khởi động các dự án, củng cố niềm tin người mua nhà

Doanh nghiệp bất động sản tái khởi động các dự án, củng cố niềm tin người mua nhà

Nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản đang cố gắng chạy đua, tái khởi động các dự án bất động sản để vực dậy niềm tin từ người mua nhà, từ đó huy động được nguồn tiền mặt sẵn có trên thị trường, không phụ thuộc vào các nhà băng.