Thứ năm, 09/05/2024

Chạy nước rút giải ngân vốn đầu tư công

12/12/2023 2:39 PM (GMT+7)

Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt hơn và hiệu quả hơn nhằm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn được giao.

Mục tiêu giải ngân này vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi trong thông báo số 511/TB-VPCP về kết luận của Thường trực Chính phủ tại hội nghị trực tuyến với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Đến hết tháng 11/2023, giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 65,1% kế hoạch, theo thông báo trên. Kết luận cũng cho biết 21 bộ, cơ quan trung ương và 33 địa phương đến nay chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng giao.

Có 41 bộ, cơ quan trung ương và 24 địa phương giải ngân thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó có 15 bộ, cơ quan trung ương chỉ giải ngân dưới 15% và 8 địa phương giải ngân dưới 50%.

Kết luận trên nhấn mạnh: "Còn nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ".

Giải ngân vốn đầu tư công chạy nước rút - Ảnh 1.

Ảnh minh họa đầu tư công: Nút giao thông An Phú (thành phố Thủ Đức, TP.HCM). Ảnh: Vũ Quyền

Về nguyên nhân chậm giải ngân, thông báo của Văn phòng Chính phủ nêu ra nhiều lý do. Trong đó bao gồm công tác chuẩn bị dự án còn hạn chế dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần; việc lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế và khả năng thực hiện, bố trí vốn còn dài trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số bộ, cơ quan, địa phương chưa quyết liệt, sâu sát, kịp thời; năng lực nhà thầu, ban quản lý dự án một số trường hợp còn hạn chế; kỷ cương kỷ luật trong đầu tư công chưa nghiêm; công tác phối hợp giữa các Bộ, cơ quan, địa phương nhiều trường hợp chưa chặt chẽ, hiệu quả.

Ngoài ra, giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc; một số cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật còn chồng chéo, áp dụng thiếu thống nhất, chậm được sửa đổi, bổ sung; vẫn còn tình trạng thiếu nguyên vật liệu thi công, nhất là đối với các dự án giao thông quan trọng quốc gia.

Trong giai đoạn nước rút, Chính phủ nhấn mạnh việc đẩy mạnh giải ngân phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình.

Chính phủ cũng cho biết xẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chậm tiến độ giao vốn.

Thường trực Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy tính chủ động, sáng tạo, hiệu quả trong tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành.

Những biện pháp cấp bách được kết luận trên nêu ra cũng bao gồm giám sát, đôn đốc các nhà thầu và tư vấn đẩy nhanh tiến độ; các cơ quan quản lý nhà nước phải hướng dẫn và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Giải ngân vốn đầu tư công chạy nước rút - Ảnh 2.

Cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận tại tỉnh Tiền Giang. Ảnh: VOV

Trách nhiệm của các bộ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) phải hướng dẫn, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. MPI phải công bố trên cổng thông tin điện tử Chính phủ và cổng thông tin điện tử của bộ về kết quả giải ngân hàng tháng của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Trách nhiệm của Bộ Tài chính là chỉ đạo Kho bạc Nhà nước kịp thời thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành, đặc biệt qua hình thức dịch vụ công trực tuyến; tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến giải ngân vốn nước ngoài.

Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các địa phương phải tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng thông thường cho các dự án đường bộ cao tốc.

Bộ Xây dựng phải hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, công bố giá và chỉ số giá vật liệu xây dựng phù hợp với diễn biến giá thị trường.

Bộ Thông tin và Truyền thông phải khẩn trương sửa đổi các quy định, Nghị định liên quan đến quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trước ngày 20/12/2023.

Ngoài ra, 5 tổ công tác của Thủ tướng và 26 đoàn công tác của các thành viên Chính phủ tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc, bất cập trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đề nghị TP.HCM tăng mức trợ giá xe buýt điện sau 2 năm vận hành bị lỗ nặng

Đề nghị TP.HCM tăng mức trợ giá xe buýt điện sau 2 năm vận hành bị lỗ nặng

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP về tổng kết 2 năm thí điểm tuyến xe buýt điện VinBus. Đây là tuyến xe buýt có trợ giá hoạt động từ cuối tháng 2/2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các công trình giao thông trọng điểm phải phấn đấu vượt tiến độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các công trình giao thông trọng điểm phải phấn đấu vượt tiến độ

Với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương, cùng nhân dân, doanh nghiệp nỗ lực đảm bảo tiến độ và phấn đấu vượt tiến độ các dự án giao thông từ 3 đến 6 tháng.

Số hóa trong ngành ngân hàng để tăng độ minh bạch, phòng chống tham nhũng

Số hóa trong ngành ngân hàng để tăng độ minh bạch, phòng chống tham nhũng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyển đổi số (số hóa) trong ngành ngân hàng đã giúp mang lại nhiều tiện ích cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao độ minh bạch của dòng tiền để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

11 tuyến đường được thí điểm cho thuê vỉa hè ở quận 1 là những đường nào?

11 tuyến đường được thí điểm cho thuê vỉa hè ở quận 1 là những đường nào?

UBND quận 1 (TP.HCM) vừa công bố kế hoạch tổ chức thí điểm sử dụng một phần hè phố đủ điều kiện làm điểm kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa trên địa bàn.

Hòa nhịp sống xanh cùng cư dân Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị

Hòa nhịp sống xanh cùng cư dân Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị

Nổi bật giữa lòng thành phố Đông Hà sôi động, khu đô thị Vincom Shophouse Royal Park mở ra không gian sống lý tưởng với mật độ xây dựng chỉ 37% và 1/4 diện tích dành cho cây xanh mặt nước.

Đường sắt Việt Nam thiệt hại hơn 50 tỷ vì sập hầm Bãi Gió

Đường sắt Việt Nam thiệt hại hơn 50 tỷ vì sập hầm Bãi Gió

Sự cố sập hầm đường sắt Bãi Gió khiến nhiều hành khách và chủ hàng đã thay đổi phương tiện đường sắt bằng phương tiện khác dẫn đến doanh thu vận tải sau khi sự cố được khắc phục bị giảm, lãnh đạo TCT Đường sắt Việt Nam cho biết.