Thứ năm, 16/05/2024

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng gần 30 lần

02/07/2022 6:42 AM (GMT+7)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 5/2022, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 771 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng gần 30 lần - Ảnh 1.

ảnh minh họa

Hai sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất là cá tra chiếm 48% và tôm chiếm 35% xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc.

5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra tăng 124% đạt 371 triệu USD. Trong đó, sản phẩm cá tra phile, cắt khúc đạt 297 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu cá tra nguyên con tươi/đông lạnh tăng 58% đạt gần 74 triệu USD.

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay đột phá với mức tăng gấp gần 29 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 108 triệu USD, cao gần bằng kim ngạch tôm chân trắng (119 triệu USD, tăng 61%). Trong khi đó, xuất khẩu tôm sú giảm 9% chỉ đạt 43 triệu USD.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc từ tháng 3 đến tháng 5 tăng trưởng dao động từ 126% - 140%. Tháng 5/2022, đạt 88 triệu USD, tăng 126% so với tháng 5/2021 (năm 2021 đạt khoảng 38 triệu USD). Lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 275 triệu USD, tăng 101% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2021 đạt khoảng 136 triệu USD).

Ngoài 2 sản phẩm chủ lực nói trên thì xuất khẩu đa số các loại hải sản sang Trung Quốc sụt giảm so với cùng kỳ năm trước: cá ngừ giảm 60%, các loại cá biển giảm 9%, chả cá và surimi giảm 25%…

Theo chuyên gia VASEP, Covid-19 bùng phát mạnh và chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc khiến cho xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này gặp nhiều ách tắc, khi nhiều cảng nhập khẩu bị đóng cửa và việc kiểm tra Covid trên hàng đông lạnh ngày càng khắt khe.

Tuy nhiên, vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung thuỷ sản cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc đang gia tăng thu hút nhiều hơn số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang đây bất chấp những thách thức trên.

Về xu hướng, thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục bị chi phối bởi dịch Covid khiến nhập khẩu thuỷ sản bị ảnh hưởng. Đại dịch dẫn đến một số thay đổi trên thị trường như nhà hàng bị hạn chế, tiêu thụ kênh nhà hàng giảm; có sự thay đổi hình thức sản phẩm; thay đổi kênh phân phối như thu hẹp kênh phân phối truyền thống (siêu thị, cửa hàng); mở rộng nền tảng thương mại điện tử. Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch và ảnh hưởng gián tiếp đến việc tiêu thụ thủy sản.

Tuy nhiên về dài hạn, thủy sản nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng. Là một loại thuỷ sản phổ biến, tôm sẽ được tiêu thụ nhiều hơn trong các hộ gia đình. Nguồn cung tôm từ Trung Quốc giảm trong 3 năm qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các loài thủy sản nhập khẩu mà người tiêu dùng Trung Quốc thích ăn và các loại có khối lượng nhập khẩu lớn bao gồm tôm, cá hố, mực ống, cá tra, cá hồi...

Chính phủ Trung Quốc cũng đang thảo luận để đưa ra các chính sách kinh doanh thuận lợi và cung cấp các gói kích cầu để khuyến khích chi tiêu của người tiêu dùng. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ tôm tại thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc dự kiến vẫn tăng trưởng mạnh trong các tháng tới.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng, bảo vệ ĐBSCL là cấp bách, cấp thiết nhưng phải gắn với căn cơ và lâu dài, phải tính kế sách trăm năm chứ không phải vài năm hay vài chục năm.

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Theo Cục Pháp chế (Bộ Công an), công tác quản lý thuốc lá thế hệ mới ở Việt Nam đang có nhiều hạn chế khi các sản phẩm này chưa được cấp phép, nhưng có thể mua một cách dễ dàng.

ST Telemedia Global Data Centres liên doanh với VNG xây dựng Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

ST Telemedia Global Data Centres liên doanh với VNG xây dựng Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

ST Telemedia Global Data Centres (STT GDC) và VNG Corporation (VNG) vừa công bố hợp tác về xây dựng và vận hành các dự án trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế tại TP.HCM.

Công ty SJC trúng thầu 4.000 lượng vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước

Công ty SJC trúng thầu 4.000 lượng vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước

Tại các phiên đấu thầu vừa qua, Công ty SJC đều trúng thầu với khối lượng 2.000 lượng mỗi phiên.

Thủ tướng: Khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất để đến mục tiêu

Thủ tướng: Khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất để đến mục tiêu

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN và Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong các nhà khoa học chủ động đề xuất thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực với các cơ quan nhà nước để có nguồn lực thực hiện nghiên cứu.