Thứ hai, 20/05/2024

TP.HCM muốn xây cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2024-2026

29/07/2023 7:00 PM (GMT+7)

TP.HCM đặt mục tiêu đưa cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào hoạt động từ 2027. Vị trí xây dựng cảng là khu vực cù lao Con Chó (xã Thạnh An), tổng diện tích ước tính khoảng 571 ha.


Triển vọng cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ Đề xuất bổ sung cảng Cần Giờ vào quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển

TP.HCM muốn xây cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2024-2026 - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ – TPHCM.

TTXVN đưa tin, TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2024 – 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Nội dung vừa được Ban Cán sự đảng UBND TP.HCM trình Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Vị trí xây dựng cảng là khu vực cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ (TP.HCM). Tổng chiều dài cầu cảng chính dự kiến khoảng 7 km và bến sà lan dự kiến khoảng 2 km; tổng diện tích ước tính khoảng 571 ha. Cảng sẽ tiếp nhận tàu có tải trọng lên đến 250.000 tấn, tàu trung chuyển có tải trọng từ 10.000 – 65.000 tấn và sà lan trọng tải tới 8.000 tấn.

Kế hoạch đầu tư cảng được chia thành 7 giai đoạn; trong đó, mỗi giai đoạn đầu tư hai bến chính và các bến sà lan. Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng, khai thác cảng (giai đoạn 1, 2) trước năm 2030 và các giai đoạn còn lại sẽ tiếp tục đầu tư đến năm 2045.

TP.HCM phấn đấu đưa vào khai thác cảng (giai đoạn 1, 2) trước năm 2030. Trong đó, năm 2023 – 2024 là giai đoạn chuẩn bị đầu tư; xây dựng cảng từ năm 2024 – 2026 và khai thác cảng từ năm 2027.

Để đáp ứng yêu cầu khai thác cảng, hạ tầng giao thông kết nối cũng được thành phố xác định đầu tư từ nay đến năm 2030 như xây dựng cầu Cần Giờ, kết nối Nhà Bè với Cần Giờ; xây dựng đường kết nối từ vị trí xây dựng cảng với đường Rừng Sác; đầu tư đường trên cao dọc theo đường Rừng Sác, từ nút giao Rừng Sác với cao tốc Bến Lức – Long Thành tại xã Bình Khánh; đầu tư nâng cấp, mở rộng các cầu trên đường Rừng Sác.

Nguồn vốn đầu tư cảng, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động khai thác cảng, trung tâm dịch vụ logistics và khu vực phi thuế quan dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp (chủ đầu tư). Trong khi đó, hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật kết nối cảng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư hợp tác công tư (PPP) hoặc các nguồn vốn khác.

Việc nghiên cứu hướng đến mục tiêu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP.HCM và khu vực, thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics về cảng, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới. Công suất dự kiến đến 2030 đạt 4,8 triệu TEU (đơn vị quy đổi tương đường 1 container 20 feet), đến năm 2047 là 16,9 triệu TEU.

Dự án sẽ tạo việc làm cho khoảng 6.000 – 8.000 nhân viên, lao động làm việc tại cảng và tạo hàng chục nghìn việc làm cho lao động phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics và khu phi thuế quan. Khi đầu tư hoàn chỉnh, mỗi năm cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ góp ngân sách 34.000 – 40.000 tỉ đồng thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí.

Theo UBND TP.HCM, vị trí dự kiến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nằm ở cửa sông Cái Mép – Thị Vải, trong vịnh Gành Rái, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua biển Đông, giữa các khu vực có tiềm năng tăng trưởng lớn của châu Á (Trung Quốc và Ấn Độ), thuận lợi để phát triển cảng trung chuyển quốc tế.

Dự báo sơ bộ về lượng hàng hóa dự kiến thông qua khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đến năm 2030 là 4,8 triệu TEU, đến năm 2047 là 16,7 triệu TEU. Thời gian qua, hãng tàu MSC, một trong những hãng tàu lớn nhất thế giới hiện nay, đang rất quan tâm, tìm hiểu và mong muốn tham gia hợp tác đầu tư tại cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và đang tích cực phối hợp với doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu đầu tư.

Theo KTSG Online

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Honda Super Cub 110 giá hơn 80 triệu đồng ở Việt Nam

Honda Super Cub 110 giá hơn 80 triệu đồng ở Việt Nam

Một số đơn vị nhập khẩu xe máy tư nhân tại Việt Nam đang chào bán mẫu Honda Super Cub 110 2024 mới nhập khẩu từ Thái Lan với mức giá trên 80 triệu đồng.

Ghé hội chợ OCOP TP.HCM ngắm bonsai dừa, nếm cá trắm kho riềng, nem cua bể

Ghé hội chợ OCOP TP.HCM ngắm bonsai dừa, nếm cá trắm kho riềng, nem cua bể

Không chỉ có đa dạng các mặt hàng từ ăn uống đến chăm sóc sức khỏe, Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP TP.HCM lần 1 năm 2024, còn khiến nhiều người bất ngờ với điều này…

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

TP.HCM sáng sớm nay có mưa lớn, những ngày tới ra sao?

TP.HCM sáng sớm nay có mưa lớn, những ngày tới ra sao?

TP.HCM sáng sớm nay có mưa lớn. Những ngày 20 - 22/5, hầu khắp các quận, huyện và TP.Thủ Đức có mưa với xác suất mưa trên 75%.