Thứ Bảy, ngày 18/01/2025 01:26 AM (GMT+7)
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, tiến tới chấm dứt "tín dụng đen"
2024-01-08 12:09:37
Cùng với giảm lãi suất cho vay, Chính phủ yêu cầu phải có giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp, người dân, tiến tới sớm chấm dứt "tín dụng đen".
Giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân, doanh nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2024. Trong đó nhấn mạnh 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Để thực hiện nhiệm vụ năm 2024, Chính phủ yêu cầu các ngành, địa phương chủ động, linh hoạt, tích cực đổi mới, sáng tạo theo chủ đề "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tăng tốc sáng tạo; hiệu quả bền vững" với 6 quan điểm, trọng tâm điều hành và 12 nhiệm vụ, giải pháp.
Trong nhóm các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp thị trường, phù hợp diễn biến kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ.
Các giải pháp tín dụng phải phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Tiếp tục hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế. Cùng với giảm lãi suất cho vay, phải có giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp, người dân, tiến tới sớm chấm dứt "tín dụng đen".
Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025"; tập trung có hiệu quả phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; triển khai cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.
Cắt giảm, tiết kiệm chi 5% ngay từ đầu năm
Bên cạnh điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả, Chính phủ yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước. Trong đó, phải quản lý thu ngân sách chặt chẽ, hoàn thuế theo đúng quy định. Yêu cầu triệt để tiết kiệm chi. Phải cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao.
Tiếp tục nghiên cứu tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Song song đó là tăng cường xúc tiến thương mại; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Năm 2024, phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khoảng 9%.
Một nhiệm vụ rất quan trọng là đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ngay đầu năm 2024, đặc biệt là các dự án trọng điểm, đường cao tốc, liên vùng, ven biển và các chương trình mục tiêu quốc gia, với mục tiêu giải ngân trên 95% kế hoạch được giao.
Các công trình trọng điểm được yêu cầu tập trung đẩy nhanh tiến độ như cao tốc Bắc - Nam phía Đông, vành đai 4 vùng Hà Nội, vành đai 3 TP.HCM, Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; vận hành khai thác đoạn trên cao đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội và đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên...
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu có 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025. Riêng năm 2024 đưa vào khai thác ít nhất 130 km đường bộ cao tốc.
Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024. Nghị quyết 01 yêu cầu có giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản. Đặc biệt lưu ý hạn chế lệch pha cung - cầu sản phẩm bất động sản, chú trọng phát triển sản phẩm bất động sản đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá phù hợp.
Đặc biệt, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Trong đó tập trung nhanh, hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Riêng năm 2024 nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ.
Mỗi phút, người Việt Nam mua 4,8 xe máy mới
Trong năm 2023, trung bình người Việt Nam mua 4,8 xe máy mới mỗi phút. Trong khi đó, con số này của năm 2022 là 5,8 xe mỗi phút trôi qua.