Thứ năm, 16/05/2024

Rút ngắn thời gian TP.HCM đi Tiền Giang bằng phà biển

20/02/2024 8:12 AM (GMT+7)

Phà Cần Giờ - Vàm Láng nối TP.HCM và tỉnh Tiền Giang với mức đầu tư tối thiểu 120 tỷ đồng, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào cuối quý III năm 2024, chạy tối thiểu 4 chuyến 1 ngày.

Nội dung trên được nêu ra trong báo cáo đề xuất phương án khai thác tuyến vận tải hành khách, hàng hóa theo tuyến cố định bằng phà biển từ huyện Cần Giờ (TP.HCM) đi Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) và ngược lại do Sở GTVT TP.HCM gửi Sở GTVT tỉnh Tiền Giang để lấy ý kiến.

Theo phương án đề xuất, đầu bến khai thác phía TP.HCM nằm tại khu vực cầu bến Đồng Hòa hiện hữu, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Đầu bến còn lại thuộc thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện vị trí đầu bến phía Cần Giờ và Gò Công Đông đang được cập nhật vào quy hoạch chung của TP.HCM và tỉnh Tiền Giang.

Rút ngắn thời gian TP.HCM đi Tiền Giang bằng phà biển- Ảnh 1.

Cầu bến Đồng Hòa, xã Long Hòa được đề xuất làm bến phà Cần Giờ - Vàm Láng ở đầu TP.HCM. Ảnh: Vũ Quyền

Tuyến phà Cần Giờ - Vàm Láng có cự ly khoảng 12km (1 chiều) với thời gian hành trình khoảng 30 phút. Thời gian chạy tàu vào ban ngày, từ 6h - 18h hàng ngày và trong điều kiện gió không quá cấp 6, tầm nhìn xa tốt.

Phà hoạt động tối thiểu 4 chuyến/ngày, gồm 4 lượt đi và 4 lượt về. Tùy vào lượng hành khách thực tế, nhà đầu tư có thể tăng chuyến để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Về quy mô, tuyến phà có tối thiểu 2 phương tiện, cần đảm bảo các tiêu chí trọng tải toàn phần không thấp hơn 100 tấn, sức chở hành khách không ít hơn 100 khách, xe máy không ít hơn 50 xe, xe ô tô/xe tải không ít hơn 10 xe ô tô từ 4 đến 29 chỗ.

Rút ngắn thời gian TP.HCM đi Tiền Giang bằng phà biển- Ảnh 2.

Xuồng ghe đậu tại khu vực bến Đồng Hòa, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Ảnh: Vũ Quyền

Theo Sở GTVT TP.HCM, sau khi có phà Cần Giờ - Vàm Láng, người dân từ TP.Mỹ Tho và thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang) đi thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ) sẽ rút ngắn được quãng đường và thời gian di chuyển.

Cụ thể, từ TP.Mỹ Tho đi huyện Cần Giờ có khoảng cách 120km, mất khoảng 3 giờ 40 phút; từ thị xã Gò Công đi Cần Giờ dài 80km di chuyển mất 2 giờ 30 phút. Nếu có phà, cự ly di chuyển sẽ giảm được 40km, thời gian rút ngắn được khoảng 40 – 50 phút (kể cả thời gian chờ phà).

Rút ngắn thời gian TP.HCM đi Tiền Giang bằng phà biển- Ảnh 3.

Hiện người dân từ huyện Cần Giờ đi huyện Gò Công Đông bằng đường thủy thông qua đò gỗ với sức chở giới hạn, chỉ có thể vận chuyển ngời, xe máy. Ảnh: Vũ Quyền

Ngoài ra, phà Cần Giờ - Vàm Láng cũng rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa TP.Mỹ Tho, thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang) đi TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Hiện khoảng cách từ TP.Mỹ Tho đi TP.Vũng Tàu là 160km, thị xã Gò Công đi TP.Vũng Tàu là 135km. Nếu có phà, cự ly này sẽ giảm 68km (từ TP.Mỹ Tho) và 52km (từ thị xã Gò Công), thời gian giảm tương ứng 45 – 65 phút. Nguyên nhân do hiện nay TP.HCM đã có tuyến phà từ huyện Cần Giờ đi TP.Vũng Tàu.

Dự kiến sau khi phương án kêu gọi đầu tư, khai thác tuyến phà được UBND TP.HCM và tỉnh Tiền Giang thống nhất, chấp thuận chủ trương, Sở GTVT TP.HCM sẽ chủ trì tham mưu thành lập tổ công tác xây dựng tiêu chí, lựa chọn doanh nghiệp khai thác đủ điều kiện, năng lực.

Về năng lực tài chính, doanh nghiệp đầu tư phải chứng minh vốn chủ sở hữu và vốn vay dự kiến tối thiểu khoảng 120 tỷ đồng để đầu tư 2 đầu bến; phương tiện thủy, nhà chờ, nhà giữ xe… Song song đó, nhà đầu tư cũng phải chứng minh năng lực kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Dự kiến trong quý I năm 2024 sẽ hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư. Sau đó, doanh nghiệp triển khai đầu tư hoàn thành trong 6 tháng. Đến cuối quý III năm 2024 phà sẽ được đưa vào khai thác. Thời gian hoạt động của tuyến phà trong vòng 15 năm tính từ ngày công bố hoạt động 2 đầu bến.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cuộc chiến xe điện toàn cầu sẽ căng thẳng?

Cuộc chiến xe điện toàn cầu sẽ căng thẳng?

Còn quá sớm để biết Trung Quốc sẽ trả đũa hay không sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định áp thuế 100% đối với xe điện Trung Quốc để chận hàng nhập khẩu giá rẻ.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Honda lên lịch triển khai dự án taxi không người lái

Honda lên lịch triển khai dự án taxi không người lái

Tập đoàn Honda Motor đang hợp tác với các hãng taxi để có thể ra mắt dịch vụ taxi không người lái tại Nhật Bản vào năm 2026.

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng, bảo vệ ĐBSCL là cấp bách, cấp thiết nhưng phải gắn với căn cơ và lâu dài, phải tính kế sách trăm năm chứ không phải vài năm hay vài chục năm.

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".