Thứ Bảy, ngày 18/01/2025 02:48 PM (GMT+7)
Chính phủ đưa loạt giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh năm 2024
2024-01-08 09:29:00
Nghị quyết 02 xác định đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo; giảm thủ tục, thời gian, giảm chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ vừa được ban hành xác định những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Theo đó, Nghị quyết xác định quan điểm đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp theo đúng quy định của Hiến pháp 2013; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo; cải cách theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.
Một nội dung đáng chú ý của Nghị quyết là nâng cao chất lượng xây dựng chính sách. Nghị quyết yêu cầu đánh giá tác động toàn diện của chính sách trước khi đề xuất ban hành mới, hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định tác động tới người dân, doanh nghiệp.
Yêu cầu không ban hành các quy định yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ thông tin, dữ liệu nằm ngoài thẩm quyền và phạm vi quy định tại văn bản pháp luật. việc yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu phải phù hợp pháp luật, phải kèm theo các quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp.
Nghị quyết nhấn mạnh việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát, kiểm tra; kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính gây chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giải quyết thủ tục hành chính đúng quy định và nghiêm cấm đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp.
Đồng thời thiết lập cơ chế rõ ràng về bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh trong trường hợp có sự không thống nhất, khác biệt về quy định giữa các văn bản pháp luật. Các kinh nghiệm chính sách tốt, tiên tiến về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải được nhân rộng và duy trì.
Chính phủ yêu cầu kịp thời tạo lập và hoàn thiện thể chế, chính sách về môi trường kinh doanh để thích ứng linh hoạt, phù hợp với những xu thế phát triển mới như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh....
Nghị quyết cũng đặt mục tiêu tổng quát là cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển, nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế. Đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và tăng số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng sức chống chịu của doanh nghiệp.
Nghị quyết đưa ra mục tiêu đưa ra là đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam với 7 nội dung:
Phát triển bền vững (của Liên hợp quốc - UN) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.
Năng lực Đổi mới sáng tạo tăng ít nhất 3 bậc.
Chính phủ điện tử tăng ít nhất 5 bậc.
Quyền tài sản tăng ít nhất 2 bậc.
Hiệu quả logistics tăng ít nhất 4 bậc.
Năng lực phát triển du lịch và lữ hành tăng ít nhất 2 bậc.
An toàn an ninh mạng thuộc Nhóm 30 nước đứng đầu.
Riêng năm 2024, mục tiêu cụ thể đặt ra là số doanh nghiệp gia nhập thị trường trong năm tăng ít nhất 10% so với năm 2023; doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng dưới 10% so với năm 2023.
Để đạt các mục tiêu trên, các nhiệm vụ này, Chính phủ sẽ chú trọng thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó kiên quyết tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư và nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.
Đặc biệt đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.
Cùng với đó là tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp. Hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững.
Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh; Chính phủ cam kết giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
Nghị quyết yêu cầu trước ngày 20/1, các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động cụ thể triển khai Nghị quyết này, và thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ làm CEO VinFast, nữ tướng Lê Thị Thu Thủy trở thành Chủ tịch
Nhà sáng lập Vingroup, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ trực tiếp điều hành VinFast. CEO Lê Thị Thu Thủy chuyển vai trò, trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của hãng xe điện này.