Thứ Bảy, ngày 18/01/2025 03:04 PM (GMT+7)
Giao dịch từ 400 triệu đồng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước
2023-12-29 17:31:00
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng, tổ chức kinh doanh vàng bạc đá quý, các công ty trung gian thanh toán thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền, báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng theo Quyết định 11 của Thủ tướng.
Chiều 29/12, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản số 10064 về tuân thủ pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức kinh doanh kim khí quý, đá quý, bao gồm các công ty kinh doanh vàng, các công ty trung gian thanh toán thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022; Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền và Quyết định số 11/2023/QĐ-TTg ngày 27/4/2023 Thủ tướng, quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo cùng các Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.
Các đơn vị được yêu cầu phải tăng cường thực hiện nhận biết khách hàng (gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng) theo quy định. Đảm bảo việc nhận biết khách hàng và giao dịch của khách hàng phù hợp với các thông tin về hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro về rửa tiền và nguồn gốc tài sản của khách hàng.
Đặc biệt, với các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Điều 25 Luật phòng, chống rửa tiền, Quyết định số 11, và báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử theo quy định tại Điều 34 Luật phòng, chống rửa tiền và Điều 9 Thông tư số 09.
Theo Quyết định số 11 của Thủ tướng có hiệu lực từ ngày 1/12/2023, các giao dịch giá trị lớn từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp qua nhận biết khách hàng và giám sát giao dịch, phát hiện có dấu hiệu bất thường, các tổ chức giao dịch phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền theo quy định. Cùng với đó là cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch đáng ngờ, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong bối cảnh giá vàng tăng nóng suốt tuần qua. Trong 3 ngày từ 26-28/12, giá vàng SJC tăng sốc, lên mức cao nhất lịch sử hơn 80 triệu đồng/lượng.
Theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước có thời điểm vượt trên 80 triệu đồng/lượng là mức cao chưa từng có. Lý giải nguyên nhân tăng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng giá trong nước tăng theo đà tăng của vàng thế giới. Trong
Thống kê từ đầu tháng 12/2023 đến nay, giá vàng quốc tế tăng mạnh trên mức 2.000 USD/ounce. Riêng ngày 26/12/2023, giá vàng quốc tế giao dịch quanh mức 2.063 USD/ounce, tăng tương đương tăng 12,7% so với đầu năm.
Cũng theo cơ quan này, mặc dù những ngày gần đây, giá vàng biến động mạnh, nhưng thị trường vàng miếng SJC nhìn chung không biến động bất thường, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng khi giá vàng tăng cao như giai đoạn trước đây.
Trước diễn biến phức tạp thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân nên thận trọng trong giao dịch vàng để tranh thiệt hại không đáng có. Ngân hàng Nhà nước khẳng định cần thiết sẽ có phương án can thiệp theo quy định Nghị định 24/2012/NĐ-CP về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Vài ngày tới, cơ quan này sẽ trình báo cáo tổng kết Nghị định 24, và có đề xuất giải pháp quản lý thị trường phù hợp với tình hình mới.
Tiệm vàng TP.HCM vắng hoe khi giá tăng giảm điên cuồng trong ngày 29/12
29/12/2023 16:53HoREA đề nghị ngân hàng, kho bạc làm việc thêm 2 ngày nghỉ cuối năm
29/12/2023 16:18GDP năm 2023 tăng 5,05%
29/12/2023 11:03
Giá vàng tăng nóng lên 80 triệu đồng rồi giảm mạnh từng giờ, vì sao?
Tổng cục Thống kê nhận định do lãi suất tiết kiệm thấp, thị trường đất động sản khó khăn dẫn đến vàng trở thành kênh trú ẩn mà nhiều người lựa chọn.