Thứ sáu, 10/05/2024

Ẩm thực, thời trang… tiếp tục thúc đẩy bất động sản thương mại tăng trưởng

06/01/2024 2:39 PM (GMT+7)

Theo các chuyên gia, bất động sản thương mại sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2024. Các ngành hàng như ẩm thực và đồ uống (F&B), thời trang và phong cách sống sẽ tiếp tục là những động lực chính cho nhu cầu thuê mới.

 Tiềm năng phát triển của bất động sản thương mại 

Năm 2023 vừa qua, bất động sản thương mại bán lẻ được đánh giá vẫn có tốc độ tăng trưởng ổn định nhờ duy trì được lượng khách thuê.

Theo JLL Vietnam (chuyên cung cấp các dịch vụ quản lý và đầu tư bất động sản chuyên nghiệp), quý IV/2023, khu vực ngoài trung tâm TP.HCM ghi nhận một xu hướng tích cực với diện tích hấp thụ thuần đạt 35.868 m2. Động lực chính cho sự tăng trưởng này đến từ việc mở rộng của các khách thuê chính tại các dự án mới. Các giao dịch đáng chú ý trong quý bao gồm Haidilao (>1.000 m2), H&M, Starbucks, và VNVC Centre tại Hùng Vương Plaza.

Ngược lại, tại khu vực trung tâm, diện tích hấp thụ thuần giảm nhẹ trong quý. Nguyên nhân chính là do việc chuyển dịch của các thương hiệu kém hiệu quả tại Vincom Centre Đồng Khởi và Diamond Plaza, nhằm tái cấu trúc và duy trì hoạt động kinh doanh của họ.

Ẩm thực, thời trang… tiếp tục thúc đẩy bất động sản thương mại tăng trưởng- Ảnh 1.

Thị trường bất động sản thương mại, bán lẻ tăng trưởng ổn định trong năm 2023. Ảnh: Gia Linh

Về nguồn cung, thị trường đã chứng kiến việc bổ sung nguồn cung mới với việc cải tạo Hùng Vương Plaza (28.066 m2) tại quận 5 và Thiso Mall Phan Huy Ich (18.000 m2) tại quận Gò Vấp. Trong khi đó, Khu trung tâm vẫn duy trì nguồn cung ổn định, với tổng nguồn cung tại khu trung tâm vẫn ở mức 84.109 m2, trong khi khu vực ngoài trung tâm mở rộng lên đến 538.819 m2 tính đến cuối năm 2023.

Tỷ lệ lấp đầy tại các trung tâm thương mại trọng điểm trên toàn thị trường trong năm 2023 tương đối ổn định ở mức 5,4%, thấp hơn mức 7,9% ghi nhận vào cùng kỳ năm trước. Điều này thể hiện tín hiệu tích cực về thị trường khi các trung tâm thương mại trọng điểm đã trở lại mức lấp đầy trung bình trước đại dịch.

Về giá thuê, các chuyên gia JLL cho biết, giá thuê thuần tại khu trung tâm trong quý IV/2023 có sự tăng nhẹ, đạt mức 83 USD/m2/tháng, tăng 0,4% theo quý và 1,3% theo năm. Điều này phản ánh sự tăng trưởng của trung tâm thương mại trọng điểm trong khu vực, đánh dấu sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trong phân khúc này.

Ngược lại, tại khu vực ngoài trung tâm, giá thuê thuần đã giảm xuống còn 35,4 USD/m2/tháng giảm 1,6% so với quý trước. Sự giảm này chủ yếu do sự gia nhập của nguồn cung mới với mức giá cạnh tranh trong khu vực.

Các nhóm ngành là khách hàng tiềm năng của bất động sản thương mại

Trước đó, nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nhu cầu thuê mặt bằng thương mại bán lẻ tiếp tục gia tăng. Tỷ lệ lấp đầy mặt bằng kinh doanh tại trung tâm thương mại và khối để thương mại vượt mức trên 90%.

Thị trường bất động sản thương mại bán lẻ trong năm 2023 diễn biến sôi động với nguồn cung mới và kế hoạch phát triển của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu nhằm mở rộng và khai trương cửa hàng mới có diện tích hàng nghìn m2, như Uniqlo, Muji....

Ẩm thực, thời trang… tiếp tục thúc đẩy bất động sản thương mại tăng trưởng- Ảnh 3.

Các ngành hàng như ẩm thực và đồ uống (F&B), thời trang... dẫn đầu nhu cầu thuê mặt bằng. Ảnh: Gia Linh

Các chuyên gia dự báo trong năm 2024, các trung tâm thương mại trọng điểm dự kiến sẽ duy trì đà tăng trưởng nhờ lượng khách thuê và lưu lượng khách hàng ổn định, điều này dự báo sẽ tiếp tục thúc đẩy giá thuê thuần.

Trong năm 2024, nhiều dự án sẽ đưa vào khai thác, cung cấp hơn 30.000 m2 sàn cho thị trường. Đáng chú ý, các ngành hàng như ẩm thực và đồ uống (F&B), thời trang và phong cách sống sẽ tiếp tục là những động lực chính cho nhu cầu thuê mới.

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản thương mại bán lẻ Việt Nam còn rất hấp dẫn với nhiều dư địa, tiềm năng phát triển. Quy mô thị trường sẽ tiếp tục tăng cùng sự gia tăng sức tiêu dùng nội địa với phân nửa dân số trong độ tuổi lao động, tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân số cao...

Nhu cầu khổng lồ về bán lẻ, đặc biệt là từ tầng lớp trung lưu, siêu giàu ngày càng tăng nhanh là cơ hội gia nhập thị trường, điểm đến lý tưởng của các thương hiệu quốc tế, từ thời trang nhanh tới phân khúc bán lẻ xa xỉ vốn còn hiện diện rất ít so với các nước các trong khu vực.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM: Hội chợ sản phẩm OCOP gần 200 gian hàng, có 17 tỉnh, thành tham gia

TP.HCM: Hội chợ sản phẩm OCOP gần 200 gian hàng, có 17 tỉnh, thành tham gia

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024 có tổng số 180 gian hàng, trong đó 53 gian hàng thuộc các tỉnh, thành trên khắp mọi miền đất nước.

Cách mặc áo thun mùa hè dành cho phụ nữ trên 40 tuổi

Cách mặc áo thun mùa hè dành cho phụ nữ trên 40 tuổi

4 công thức diện áo thun sau đây không chỉ trẻ trung mà còn ghi điểm tinh tế.

Muốn khởi nghiệp mở quán cà phê, tới ngay triển lãm này để tiếp cận từ A đến Z

Muốn khởi nghiệp mở quán cà phê, tới ngay triển lãm này để tiếp cận từ A đến Z

Triển lãm quốc tế Cà phê Show tại TP.HCM đang có hàng loạt các thương hiệu nhượng quyền, máy pha chế, nguyên liệu… cho những ai muốn khởi nghiệp mở quán cà phê.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Hiện trạng những vỉa hè đang cho thuê ở trung tâm TP.HCM

Hiện trạng những vỉa hè đang cho thuê ở trung tâm TP.HCM

Vỉa hè tại 11 tuyến đường ở quận 1 đã kẻ vạch phân chia giữa khu vực để xe, buôn bán và lối đi bộ.

Đóng cửa chuỗi trà sữa -18 độ C ở TP.HCM

Đóng cửa chuỗi trà sữa -18 độ C ở TP.HCM

Chuỗi trà sữa -18 độ C sẽ chính thức đóng cửa vào tháng 6, sau 19 năm có mặt tại TP.HCM.