Quảng Nam đề nghị lập các chuyên án điều tra đối với đường dây kinh doanh sản phẩm sâm Ngọc Linh giả

Trương Hồng Thứ ba, ngày 03/10/2023 08:10 AM (GMT+7)
UBND tỉnh Quảng Nam đã đề nghị công an tỉnh tăng cường công tác trinh sát hiện trường, sớm phát hiện các hành vi mua bán, trao đổi, kinh doanh sâm Ngọc Linh giả; lập các chuyên án điều tra đối với đường dây, tụ điểm sản xuất kinh doanh, vận chuyển các sản phẩm sâm giả.
Bình luận 0

Ngày 3/10, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu các ngành chức năng, các đơn vị trên địa bàn tỉnh tăng cường quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh trên địa bàn Quảng Nam.

Cương quyết dẹp nạn sâm giả

Theo đó, hiện nay, qua phản ảnh của các phương tiện thông tin đại chúng, việc quảng cáo, mua bán các sản phẩm sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc trên các nền tảng mạng xã hội đang có diễn biến phức tạp … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sản xuất chân chính, đặc biệt làm cho người tiêu dùng bị nhiễu thông tin về chất lượng và giá trị của sâm Ngọc Linh do không phân biệt được sâm thật và sâm giả.

Quảng Nam đề nghị lập các chuyên án điều tra đối với đường dây, tụ điểm kinh doanh các sản phẩm sâm giả - Ảnh 1.

UBND tỉnh Quảng Nam tăng cường xử lý tình trạng buôn bán sâm Ngọc Linh giả. Trong ảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu trong một lần kiểm tra tình hình buốn bán sâm Ngọc Linh tại các phiên chợ. Ảnh: NTM

Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tăng cường công tác quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh.

"Trước mắt, cần tập trung ngăn ngừa các hành vi quảng cáo, mua bán sản phẩm sâm Ngọc Linh giả trên các mạng xã hội và tăng cường hoạt động kiểm tra nguồn gốc xuất xứ sâm Ngọc Linh củ", UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu.

Quảng Nam đề nghị lập các chuyên án điều tra đối với đường dây, tụ điểm kinh doanh các sản phẩm sâm giả - Ảnh 2.

Sâm Ngọc Linh thật có xuất xứ và được trồng tại núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My được người dân, doanh nghiệp nhổ về bán. Ảnh: T.H

Quảng Nam đề nghị lập các chuyên án điều tra đối với đường dây, tụ điểm kinh doanh các sản phẩm sâm giả - Ảnh 3.

Người dân huyện Nam Trà My nhổ sâm Ngọc Linh xuống các phiên chợ bán. Ảnh: NTM

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở TTTT tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người tiêu dùng biết về tình trạng lừa bán sâm giả sâm Ngọc Linh đang phổ biến trên mạng; những dấu hiệu nhận biết sâm thật - sâm giả nhằm giúp cho người dân, du khách tránh mua nhầm các sản phẩm giả sâm Ngọc Linh trên thị trường; khuyến cáo người tiêu dùng chỉ mua sâm Ngọc Linh ở những địa chỉ đáng tin cậy và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; giới thiệu phiên chợ sâm Ngọc Linh hàng tháng tại huyện Nam Trà My.

Chủ trì, phối hợp với Sở KHCN xử lý, đề nghị xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng tên miền "samngoclinh" để rao bán các sản phẩm sâm củ và các sản phẩm khác từ sâm gắn với thương hiệu sâm Ngọc Linh theo đúng các quy định về sở hữu trí tuệ.

Vào cuộc điều tra về đường dây sâm giả

Đối với Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị có liên quan tổ chức các đợt cao điểm tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh, mua bán các sản phẩm sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng rõ ràng, đúng quy định. Kịp thời xử lý các hành vi gian lận thương mại, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ… theo quy định của pháp luật.

Quảng Nam đề nghị lập các chuyên án điều tra đối với đường dây, tụ điểm kinh doanh các sản phẩm sâm giả - Ảnh 4.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường trong một lần kiểm tra vườn sâm Ngọc Linh giống. Ảnh: NTM

Sở NNPTNT tổ chức kiểm tra, thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, cung ứng giống sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn, xử lý trường hợp buôn bán hạt giống, cây giống không rõ nguồn gốc…

Sở KHĐT tỉnh cần kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh đối với những đơn vị vi phạm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc từ sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.

Quảng Nam đề nghị lập các chuyên án điều tra đối với đường dây, tụ điểm kinh doanh các sản phẩm sâm giả - Ảnh 5.

Sâm Ngọc Linh chính hãng và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh được Công ty Sâm Sâm trưng bày, bán tại các hội thảo, phiên chợ. Ảnh: T.H

"Công an tỉnh tăng cường công tác trinh sát hiện trường, sớm phát hiện các hành vi mua bán, trao đổi, kinh doanh sâm Ngọc Linh giả; lập các chuyên án điều tra đối với đường dây, tụ điểm sản xuất kinh doanh, vận chuyển các sản phẩm sâm giả", UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh.

Quảng Nam đề nghị lập các chuyên án điều tra đối với đường dây, tụ điểm kinh doanh các sản phẩm sâm giả - Ảnh 6.

Quảng Nam đề nghị lập các chuyên án điều tra đối với đường dây, tụ điểm kinh doanh các sản phẩm sâm giả. Trong ảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu giới thiệu về cây sâm Ngọc Linh của Quảng Nam. Ảnh: NTM

Riêng đối với xứ sở sâm Ngọc Linh là huyện Nam Trà My, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu UBND huyện Nam Trà My tổ chức tuyên truyền đến cán bộ cơ sở và người dân, các chốt sâm về tác hại của sâm giả, từ đó vận động người dân không tham gia vào việc mua bán sâm giả, dẫn nhập các loài sâm từ những vùng khác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vào trồng trong vùng sâm.

Tổ chức kiểm tra, phát hiện và thông tin kịp thời các trường hợp nghi ngờ gian lận thương mại và buôn bán hàng giả sâm Ngọc Linh trên địa bàn đến các cơ quan chức năng có liên quan. Kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại và các sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh không đảm bảo các quy định hiện hành…

Theo điều tra của Báo NTNN/Dân Việt, xuất hiện những đầu mối ngay tại Lào Cai, Lai Châu nhập lậu sâm từ Trung Quốc về để trà trộn, mạo danh thành sâm Việt Nam.

Khi kiểm nghiệm sâm của Trung Quốc, có những mẫu phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gấp nhiều lần cho phép. Trong đó, có cả hoạt chất bảo vệ thực vật đã cấm ở Việt Nam.

Việc này không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, ảnh hưởng tới thương hiệu mà những người trồng sâm ở Việt Nam, đặc biệt là nông dân, doanh nghiệp đã đầu tư nhiều tiền của vào lĩnh vực này có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề từ sâm lậu, thậm chí có thể dẫn tới phá sản.

Thực trạng đó đòi hỏi phải có các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và xử lý xâm nhập lậu từ Trung Quốc.

Hiện có hai vùng trồng sâm có giá trị tại Việt Nam là: vùng sâm Ngọc Linh trồng tại Quảng Nam, Kon Tum và vùng trồng sâm Lai Châu tại tỉnh Lai Châu. Trong đó, sâm Ngọc Linh – loại sâm đặc hữu ở Quảng Nam và Kon Tum với hàm lượng saponin vượt trội các loại sâm nổi tiếng trên thế giới.

Tại tỉnh Kon Tum, có 1.165 hộ gia đình; 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất và 5 doanh nghiệp sản xuất Sâm Ngọc Linh với tổng diện tích đã trồng sâm Ngọc Linh là 1.749,3 ha với khoảng 29,9 triệu cây.

Tại tỉnh Quảng Nam, diện tích quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam là 15.568 ha, tổng diện tích rừng có trồng sâm Ngọc Linh là 456 ha. Năng suất ước tính khoảng 547 kg/ha (đối với loại sâm sau khi trồng được 5 năm tuổi).

Đến nay, cây sâm của Việt Nam đã giúp rất nhiều hộ nông dân khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa thoát nghèo, các doanh nghiệp, HTX trồng, phát triển sâm ngày một phát triển.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem