Thứ ba, 14/05/2024

Doanh nghiệp "than" vì bị siết tín dụng bất động sản, ngân hàng dừng giải ngân

14/06/2022 1:07 PM (GMT+7)

Mặc dù lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhiều lần khẳng định chưa có văn bản nào chỉ đạo việc siết tín dụng hay chặn tín dụng bất động sản, tuy nhiên, không ít doanh nghiệp và chuyên gia tỏ ra lo ngại vì đồng loạt ngân hàng dừng giải ngân.

Có chăng ngân hàng siết tín dụng bất động sản?

Thời gian qua, thị trường bất động sản chứng kiến việc thanh khoản sụt giảm do một số ngân hàng dừng giải ngân. Mặc dù lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không ít lần khẳng định trên truyền thông rằng chưa có văn bản nào chỉ đạo việc siết tín dụng hay chặn tín dụng vào bất động sản.

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp và chuyên gia đều lo ngại rằng ngân hàng đang có 2 luồng phê duyệt khác nhau.

Theo ông Nguyễn Minh Nhật – Tổng Giám đốc Vạn Xuân Group, doanh nghiệp hiện có một số kênh huy động vốn là từ khách hàng, trái phiếu cổ phiếu, quỹ đầu tư (trong nước và ngoài nước) và vốn tín dụng từ ngân hàng. Hiện nay các nguồn vốn này đều đang vướng. 

Ông Nhật cho hay, doanh nghiệp của ông hiện có khoản vay khoảng 2.000 tỷ đồng đã được ngân hàng duyệt giải ngân, nhưng đến khi dự án tiến hành xây dựng thì nhà băng nói "đã hết room tín dụng".

CEO của Vạn Xuân Group cho rằng, ở góc độ doanh nghiệp có cảm giác các ngân hàng đang có hai luồng phê duyệt hồ sơ. Chẳng hạn, "khẩu vị rủi ro" của các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần là khác nhau. Trong khi đó, từ nay đến cuối năm doanh nghiệp bất động sản rất cần nguồn vốn từ ngân hàng mà ngân hàng không giải ngân thì dự án không thể nào tiếp tục triển khai.

Doanh nghiệp kêu khó vì ngân hàng dừng giải ngân - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản trầm lắng, khó thanh khoản vì ngân hàng dừng giải ngân. Ảnh: V.D

Còn bà Võ Thị Hồng Mai - Phó Tổng Giám đốc Công ty Asian Holding cho biết, thanh khoản của thị trường nhà ở từ sau mùa Covid-19 đến nay diễn ra rất chậm khiến thị trường trầm lắng.

Theo bà Mai, có khách hàng mua nhà để ở và cũng có trường hợp mua đầu tư, trong số đó nhu cầu vay vốn từ ngân hàng khoảng 20 - 30%. Sau khi có thông tin ngân hàng siết tín dụng bất động sản, khách hàng rất e dè trong việc xuống tiền. 

Vị Phó Tổng Giám đốc Asian Holding mong muốn ngành ngân hàng sớm tháo gỡ khó khăn, nới room tín dụng cho doanh nghiệp và cả khách hàng để thị trường có thể nóng lại trong 6 tháng cuối năm.

Không có nguồn vốn tín dụng, doanh nghiệp sẽ "tắc thở"

Ở góc độ chuyên gia, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, nguồn vốn tín dụng đối với nền kinh tế và thị trường bất động sản là mạch máu lưu thông, là bình oxy, dưỡng khí. Nếu không tiếp cận được nguồn vốn doanh nghiệp ngộp thở, có thể đi đến "tắc thở".

Ông Châu cho biết, hiện nay thị trường bất động sản đang thiếu thanh khoản, một phần do thiếu dự án mới dẫn đến nguồn cung được đưa ra thị trường rất hạn chế.

Doanh nghiệp kêu khó vì ngân hàng dừng giải ngân - Ảnh 2.

Sau khi có thông tin ngân hàng siết tín dụng bất động sản, khách hàng rất e dè trong việc xuống tiền. Ảnh: V.D

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn Tài chính Savills Hà Nội nhận định, kiểm soát tín dụng là một giải pháp tạm thời để hạn chế sức tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản hiện nay. 

Tuy nhiên, nếu kéo dài, việc này sẽ tạo ra ảnh hưởng không tốt đến tình hình hoạt động của thị trường.

Bà Vân phân tích, 2 đối tượng chính sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc siết tín dụng là chủ đầu tư dự án và người mua nhà để ở. Đây cũng là hai đối tượng đại diện cho nguồn cung và nguồn cầu của thị trường. 

Về phía các doanh nghiệp, theo bà Vân, việc sử dụng đòn bẩy tài chính là một công cụ hữu hiệu để triển khai xây dựng các dự án bất động sản. 

Do đó, khi nguồn vốn vay bị siết chặt, các dự án sẽ bị đình trệ, gây lãng phí cho xã hội, làm xấu cảnh quan và ảnh hưởng đến các ngành nghề liên quan khác như xây dựng, vật liệu xây dựng hay nội thất. Ngoài ra, nguồn cung thị trường cũng sẽ sụt giảm khi nhiều dự án chưa hoàn thiện thi công.

Đối với người mua nhà để ở, bất động sản là tài sản có giá trị lớn. Những người mua nhà có nhu cầu thực nhưng không đủ tiềm lực tài chính cũng sẽ cần nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. 

Vì thế, nữ Phó Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn Tài chính Savills Hà Nội cho rằng, siết chặt tín dụng sẽ làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho đối tượng có nhu cầu nhà ở thật. 

"Khi cung cầu không gặp nhau, lĩnh vực bất động sản có thể sẽ trải qua những trường hợp như thị trường đóng băng hoặc nợ xấu ngân hàng. Hiện nay, ngành bất động sản đang chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm siết chặt tín dụng. 

Điều này có thể khiến thị trường hoạt động chậm lại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, để thị trường phát triển lành mạnh trong dài hạn, ngành bất động sản sẽ cần những chiến lược, công cụ khác từ phía cơ quan chức năng", bà Vân đưa ra nhận định.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ

Tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại đã vượt mức trên 90% với giá thuê duy trì mức tăng trưởng tốt. Tại TP.HCM, khu vực trung tâm duy trì giá thuê ở mức cao, khoảng 140 USD/m2/tháng.

Gỡ khó tiền sử dụng đất tại TP.HCM

Gỡ khó tiền sử dụng đất tại TP.HCM

Công tác xác định tiền sử dụng đất là một vướng mắc về pháp lý mà doanh nghiệp bất động sản TP.HCM đang gặp phải. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã đề xuất nhiều giải pháp để khơi thông điểm nghẽn trên.

Hàng trăm dự án tồn đọng tại TP.HCM đang chờ định giá đất

Hàng trăm dự án tồn đọng tại TP.HCM đang chờ định giá đất

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho hay số lượng hồ sơ dự án tồn đọng chưa xác định được giá đất trên địa bàn thành phố còn rất lớn. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ cấp sổ hồng của hàng loạt công trình.

Cần 34,4 tỷ USD cho metro tại TP.HCM

Cần 34,4 tỷ USD cho metro tại TP.HCM

Tổng mức đầu tư dự kiến để phát triển hệ thống metro (đường sắt đô thị) tại TP.HCM đến năm 2060 là gần 824.496 tỷ đồng, tương đương khoảng 34,4 tỷ USD. Theo kế hoạch này, toàn hệ thống sẽ dài 510km đến năm 2060.

Trái chiều phân khúc căn hộ và đất nền phía Nam

Trái chiều phân khúc căn hộ và đất nền phía Nam

Phân khúc căn hộ ở TP.HCM và vùng phụ cận cho thấy sự cả thiện cả về nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ trong tháng 4. Tuy nhiên, phân khúc đất nền vẫn ảm đạm.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.