Sửa mai kiếm tiền Tết (Bài 2): "Hốt bạc" với người giỏi nghề, thu tiền triệu mỗi cây mai vàng

Trần Đáng Thứ sáu, ngày 20/01/2023 05:28 AM (GMT+7)
Ông Mai Thanh Quan (tỉnh Tiền Giang), một nghệ nhân với trên 40 năm làm nghề sửa cây mai vàng cho biết, sướng nhất là nhận sửa mai độc lập cho các đại gia mê kiểng, hợp đồng tiền công hàng triệu đồng/cây. Và nghề sửa cây mai vàng là nghề thủ công có thu nhập cao nhất so với các nghề thủ công khác.
Bình luận 0

Trong nghề sửa mai còn có dạng sửa mai cho các cơ sở kinh doanh hoa kiểng với tiền công mỗi ngày trên dưới 1 triệu đồng, tùy tay nghề. Hoặc nhận mai của khách sửa tại vườn với tiền công mỗi năm vài triệu đồng/cây, tùy lớn, nhỏ.

Nghề sửa mai rủng rỉnh tiền ngày Tết. Bài 2. Thu nhập từ nghề sửa mai “chóp của đỉnh” - Ảnh 1.

Anh Lê Văn Hường (làng mai Phước Định, Vĩnh Long), một người thợ trong nghề sửa mai đang tạo dáng mai. Ảnh: Trần Đáng

Xuân đến nghệ nhân hốt bạc nhờ nghề sửa mai      

Hàng năm, cứ vào đầu tháng 11 (Al) các nghệ nhân lại tất bật với công việc của mình. Thù lao 500.000 – 600.000 đồng/ngày. Đối với cây càng có giá trị thù lao càng cao, có thể 1 triệu đồng/ngày.

Những nghệ nhân từng nhận giải thưởng luôn được các đại gia chơi kiểng săn đón và trả thù lao rất cao. Nhờ đó, vào mùa Tết, người làm nghề sửa mai có tiền rủng rỉnh.

Theo nghệ nhân Tư Triều, cứ mỗi mùa Tết đến, ngoài sửa mai tại vườn của anh Phong, ông còn tranh thủ nhận khoảng 200 cây mai để sửa, chủ yếu là mai đất.

Theo đó, nếu là của dân chơi mai, ông Tư Triều sẽ sửa theo thế, dáng họ yêu cầu. Còn nếu của người chơi bình thường, ông sửa theo kiến thức của mình làm sao cây mai có dáng đẹp nhất.

"Có những cây mai giá trị vài trăm triệu đồng. Nếu sửa theo yêu cầu của chủ, nghệ nhân sửa mai sẽ lấy vài phần trăm trên giá trị cây mai đó", ông Tư Triều bộc bạch.

Trong khi đó, nghệ nhân Nguyễn Hoàng Tuấn (TX.Sa Đéc, Đồng Tháp) cho biết, khoảng 2 tháng trước Tết, khách hàng gọi sửa mai vàng rất nhiều, làm không xuể. Vào cao điểm, anh phải chạy ngược, chạy xuôi bằng xe máy tới từng nhà để sửa mai.

Cũng như ông Tư Triều, anh Tuấn thường nhận chăm sóc cây mai theo hình thức lãnh khoán. Đối với cây mai có yêu cầu tạo dáng, chăm bón cho hoa nở đúng ngày Tết, mức giá bình quân 2 triệu đồng/cây.

Nghề sửa mai rủng rỉnh tiền ngày Tết. Bài 2. Thu nhập từ nghề sửa mai “chóp của đỉnh” - Ảnh 3.

Thù lao của những người thợ trong nghề sửa cây mai vàng đang khá cao trong các nghề thủ công khác. Ảnh: Trần Đáng

"Sau dịch Covid-19, người mua mai chơi Tết ít đi, nhưng những ai đã có cây mai trong vườn, trong nhà rồi thì nhất định phải chăm sóc để chơi Tết. Vì thế, những nghệ nhân làm nghề sửa mai vẫn sống khỏe với nghề, tiền thu vẫn rủng rỉnh", anh Tuấn bộc bạch.

Thợ sống khỏe với nghề sửa mai vàng

Để có cây mai đẹp, bán được giá cao, nhiều vườn mai, cơ sở kinh doanh hoa kiểng, nhất định phải nhờ các thợ sửa mai để tung ra thị trường hoa kiểng Tết. Nhờ thế, nghề sửa mai giúp cho người thợ có thêm thu nhập ngày Tết.

Anh Phùng Khắc Hoa (Thủ Đức, TP.HCM) có hơn chục năm làm nghề sửa mai. Hiện, anh Hoa có khu đất rộng 2 công đất ở Bến Cát (Bình Dương) dùng để nhận sửa và chăm mai cho khách. Trong các loại khách hàng, ngoài khách tư nhân còn có khách là các cửa hàng kinh doanh hoa kiểng trong - ngoài TP.HCM.

Theo anh Hoa, dù chưa phải là nghệ nhân nhưng công việc sửa và chăm sóc mai cho khách cũng giúp anh kiếm được nguồn thu nhập kha khá mỗi năm.

"Mỗi năm tôi nhận cũng được khoảng 100 cây mai vàng để sửa và chăm sóc cho khách. Tiền công từ các cây lớn, nhỏ cũng cho tôi hơn 100 triệu đồng", anh Hoa chia sẻ.

Trong khi đó, cùng với chăm sóc vườn mai nhà để bán vào dịp Tết, anh Lê Văn Hường (làng mai Phước Định, Vĩnh Long) còn tranh thủ đi sửa mai cho các nhà vườn mai lân cận.

Nghề sửa mai rủng rỉnh tiền ngày Tết. Bài 2. Thu nhập từ nghề sửa mai “chóp của đỉnh” - Ảnh 4.

Những người thợ trong nghề sửa cây mai vàng đang sống khỏe với nghề. Ảnh: Trần Đáng

Theo anh Hòa, Tết nay lượng khách thuê anh sửa mai tăng khoảng 30% so với năm trước. Công việc của anh Hòa là tạo dáng, cắt tỉa cành, uốn kẻm, bón phân… Theo anh Hòa, thù lao cho mỗi ngày anh làm việc là 700.000 đồng.

"Phải chắt chiu từng cây, từng nhánh một. Phải làm sao cho cây có hình, có dáng, đẹp mắt, hấp dẫn, khách hàng vừa lòng, để sau này còn làm tiếp", anh Hòa thổ lộ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem