Sâm Lai Châu, bình vôi, cẩu tích được xếp vào danh mục 23 loài dược liệu quý cần bảo vệ, loại nào tốt nhất?

K.Nguyên Thứ sáu, ngày 06/01/2023 06:07 AM (GMT+7)
Có 23 loài dược liệu quý, hiếm và đặc hữu vừa được Bộ Y tế đưa vào danh mục cần kiểm soát, trong đó có những loại rất quý như: Bình vôi, sâm Lai Châu, Cẩu tích,...
Bình luận 0

Bộ Y tế đã ban hành danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát gồm 23 loài, chủng loại, gồm: Bách hợp; Bát giác liên; Bảy lá một hoa; Bình vôi; Cẩu tích; Cốt toái bổ; Đẳng sâm; Hoàng đằng; Hoàng liên ô rô; Hoàng tinh hoa đỏ; Hoàng tinh hoa trắng; Na rừng; Nam hoàng liên;  Sâm Lai Châu; Sâm Lang bian; Sâm Ngọc Linh; Tắc kè đá; Tế tân; Thạch tùng răng cưa; Thổ hoàng liên; Thông đỏ lá dài; Thông đỏ lá ngắn; Vàng đắng. Xin giới thiệu công dụng của một số loại thảo dược.

Sâm Lai Châu - loại cây thuốc quý hiếm

Sâm Lai Châu là loại cây thuốc rất quý hiếm về giá trị nguồn gen cũng như về giá trị sử dụng; được xếp hạng ở mức độ nguy cấp, đối tượng ưu tiên bảo tồn và phát triển ở Việt Nam. Tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.

Thân rễ thường được dùng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh lực, chống stress. Lá, nụ hoa dùng làm trà uống có tác dụng kích thích tiêu hoá, an thần. Sâm Lai Châu có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng gần giống với tác dụng của nhân sâm.

Sâm Lai Châu, bình vôi, cẩu tích được xếp vào danh mục 23 loài dược liệu quý cần bảo vệ, loại nào tốt nhất? - Ảnh 1.

Nhân giống cây sâm Lai Châu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Lai Châu.

Sâm Lai Châu còn giúp tăng nội tiết tố sinh dục, tăng tạo hồng cầu, điều hòa nhịp tim, bình ổn huyết áp, tăng trí lực, thị lực. Giúp người sử dụng thêm minh mẫn; chống lão hóa, chống oxy hóa, tăng cường dẻo dai, cải thiện sự suy nhược thần kinh.

Hỗ trợ rất tốt với thuốc chữa ung thư, tăng sức đề kháng phòng các căn bệnh nguy hiểm, giúp người bệnh giảm đau đáng kể trong quá trình điều trị…

Sâm Lai Châu còn là bài thuốc chăm sóc tuyệt vời cho da: Cung cấp độ ẩm, tái tạo tế bào da, loại bỏ da chết, giúp tăng cường lưu thông máu… Được các chuyên gia nghiên cứu và đông y đánh giá là Sâm quý và giá trị hàng đầu thế giới. Phương pháp bảo quản tốt nhất với sâm củ là ngâm trong mật ong để đảm bảo chất lượng.

Sâm Lai Châu, bình vôi, cẩu tích được xếp vào danh mục 23 loài dược liệu quý cần bảo vệ, loại nào tốt nhất? - Ảnh 2.

Củ bình vôi.

Củ bình vôi: an thần bổ phế

 Củ bình vôi là vị thuốc đông y chủ trị mất ngủ và nhiều hội chứng khác. Theo y học cổ truyền, củ bình vôi giúp an thần bổ phế. Do vậy củ này sẽ giúp cho người dùng tránh khỏi một số bệnh liên quan đến thần kinh. Khi sử dụng linh hoạt một số vị thuốc cùng củ bình vôi còn có thể giúp trị mụn nhọt ngoài da. Tuy nhiên với vết lở hay mụn nhọt chỉ nên điều trị cho người lớn.

Ngoài ra, trong củ bình vôi còn có chứa chất rotundin giúp an thần. Nhờ đó mà các chứng bệnh tim mạch cũng được ngăn ngừa. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã phát hiện củ bình vôi có chứa một lượng nhỏ độc tố. Vì thế không nên dụng mà hãy tham khảo trước tư vấn từ bác sĩ.

Sâm Lai Châu, bình vôi, cẩu tích được xếp vào danh mục 23 loài dược liệu quý cần bảo vệ, loại nào tốt nhất? - Ảnh 3.

Cây cốt toái bồ.

Cây cẩu tích, cây bát giác liên, cây bảy lá một hoa, cốt toái bồ có công dụng gì?

Theo Đông y, cẩu tích có vị đắng, ngọt, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Tác dụng: Thuốc bổ gan, thận chữa đau lưng, đau khớp xương, đau gối, chữa phong thấp. Tiểu tiện nhiều lần ở người già. Chữa bệnh phụ nữ khí hư, bạch đới, phụ nữ có thai mà lưng, người đều đau. 

Theo tài liệu cổ: Cẩu tích có tác dụng bổ can thận, mạnh lưng gối, trừ phong thấp, chữa phong hàn, thấp tỳ, lưng đau chân mỏi, thất niếu (không đi đái được), đái nhỏ giọt.

Trong y học cổ truyền, bát giác liên là dược liệu có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa đờm, tán kết, tiêu thũng.

Cây bảy là một hoa có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loài vi khuẩn gây bệnh và có hoạt tính chống ung thư đối với những khối u thực nghiệm. 

Thân rễ bảy lá một hoa chữa sốt, sốt rét cơn, kinh giản, giải độc, nhất là khi bị rắn độc cắn, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn. Dùng ngoài với tác dụng sát trùng, tiêu sung, giã thân rễ đắp lên những nơi sung đau, vết rắn cắn, tràng nhạc, mụn lở, nhọt.  

Theo Đông y, cốt toái bồ có vị đắng, tính ấm. Công dụng: Hoạt huyết, hóa ứ, làm mạnh gân xương, bổ thận, giảm đau, cầm máu, sát trùng, khu phong thấp, hành huyết. 

 Điều trị: Chấn thương do té ngã, ù tai, đau nhức lưng, thận hư yếu, đau răng, đau lưng mỏi gối, chảy máu chân răng, tiêu chảy kéo dài, khớp sưng đau tê liệt, bong gân.

Theo Bộ Y tế, chủng loại dược liệu quý, hiếm là dược liệu có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.

Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bảo vệ nguồn dược liệu quý, hiếm và đặc hữu trong tự nhiên; đảo đảm cơ sở khoa học và phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và phù hợp với thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem