Nuôi cá tầm to bự, một HTX ở huyện Sơn Tây của Quảng Ngãi tiếp tục có lời "khủng", nông dân đổi đời

Công Hoàng Thứ bảy, ngày 24/06/2023 14:52 PM (GMT+7)
Sau khi tiếp nhận 500m2 từ mô hình thí điểm và mở rộng lên 1.800m2 vào năm 2018 đến nay, qua 2 lần thả nuôi, cá tầm đã mang về cho HTX NNDV Sơn Tây lợi nhuận hơn 830 triệu đồng; tiếp tục mở ra cơ hội “đổi đời” cho nhiều hộ gia đình khác ở địa phương này.
Bình luận 0

Bước đi mạnh dạn của huyện miền núi Quảng Ngãi.

Theo thông tin PV Dân Việt được cung cấp, vào năm 2014, cùng với 1 số mô hình khác, huyện Sơn Tây đã thí điểm thực hiện nuôi cá tầm tại xã Sơn Bua, với diện tích ao nuôi khoảng 500m2.

Quảng Ngãi: “Hậu” cá tầm mô hình thí điểm tiếp tục mang lợi nhuận “khủng” ở huyện miền núi Sơn Tây   - Ảnh 1.

Cá tầm đang khẳng định hiệu quả tại huyện miền núi Sơn Tây. Ảnh: Công Hoàng.

Tại thời điểm trên, Sơn Tây là nơi đầu tiên đưa cá tầm về nuôi và đến cả bây giờ, đây cũng là địa phương duy nhất nuôi cá tầm có quy mô lớn ở Quảng Ngãi.

Theo đó trong gia đoạn từ năm 2014 – 2017 (thời gian thực hiện thí điểm mô hình), trên phần diện tích ao 500m2, huyện Sơn Tây đã thực hiện thả nuôi 2 vụ.

Cụ thể vụ nuôi thứ nhất (từ tháng 9/2014 - 8/2015), Trạm Khuyến nông (đơn vị được giao thực hiện) thả nuôi 500 con/200m2, mật độ 2,5 con/m²; vụ nuôi thứ hai (từ tháng 8/2015 - 9/2017), thả nuôi 2.000 con/500m2, mật độ 4 con/m², với tổng vốn đầu tư: thực hiện mô hình này 1,528 tỷ đồng.

Vượt qua nhiều đồn đoán không hay và cả nghi ngờ "ném tiền qua cửa sổ" khi quyết định thực hiện mô hình này, cá tầm nuôi thí điểm của chính quyền huyện Sơn Tây tại xã Sơn Bua, đã mang lại kết quả tốt.

Theo đó sau 12 tháng thả nuôi của đợt đầu tiên, cá tầm giống ít bị bệnh và sinh trưởng rất tốt, tỉ lệ hao hụt thấp (10%) và trọng lượng bình quân khoảng 2,5 kg/con.

Với sản lượng cá thu hoạch 450 con (1.125 kg) và bán với giá 200.000 đồng/kg, mô hình đã thu về (đợt 1, diện tích nuôi khoảng 200m2) số tiền 225 triệu đồng.

Vụ nuôi thứ 2, trên diện tích ao 500m2, đã thả nuôi khoảng 2000 con, tỷ lệ sống 75%. Sau 26 tháng nuôi cá thu hoạch đạt 5 kg/con, với tổng sản lượng thu về 7.500 kg và  giá bán 250.000 đồng/kg, tương ứng số tiền 1,875 tỷ đồng.

Sau khi trừ chi phí đầu tư (1,528 tỷ đồng),  với số tiền bán cá tầm của mô hình thí điểm (2 đợt được 2, 1 tỷ đồng), đại diện chính quyền huyện Sơn Tây cho biết, lợi nhuận mang về của mô hình cá tầm khoảng 527 triệu đồng.

Tiếp tục khẳng định hiệu quả "hậu" mô hình thí điểm.

Từ kết quả thành công nêu trên, năm 2018, UBND huyện Sơn Tây đã tiến hành bàn giao cho Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ (HTX NN & DV) Sơn Tây, để tiếp tục kinh doanh và mở rộng.

Quảng Ngãi: “Hậu” cá tầm mô hình thí điểm tiếp tục mang lợi nhuận “khủng” ở huyện miền núi Sơn Tây   - Ảnh 4.

Cá tầm tại hồ nuôi ở huyện Sơn Tây. Ảnh: Công Hoàng.

Theo đó từ diện tích ao nuôi được giao ban đầu 500m2, HTX NN & DV Sơn Tây đã cải tạo, nâng cấp ao nuôi thành ao xi măng và mở rộng diện tích lên 1.800 m2, với 3 lứa thả nuôi đạt kết quả rất tốt.

Cụ thể lứa nuôi thứ nhất, số lượng cá tầm giống thả 2.000 con. Sau 1 6 tháng chăm sóc và thu hoạch, tỷ lệ cá sống đạt 75% (còn khoảng 1.500 con), trọng lượng trung bình 2,5 kg/con (tương đương 3.750 kg), giá bán 200.000 đồng/kg, tương ứng số tiền 750 triệu đồng

Sau khi trừ chi phí đầu tư 520 triệu đồng (con giống 90 triệu đồng; thức ăn 8 tấn= 280.000.000 đồng; vật tư, công chăm sóc, thuốc thú y...: 150.000.000 đồng), HTX NN & DV Sơn Tây thu lãi gần 230 triệu đồng.

Quảng Ngãi: “Hậu” cá tầm mô hình thí điểm tiếp tục mang lợi nhuận “khủng” ở huyện miền núi Sơn Tây   - Ảnh 6.

Cá tầm phát triển rất nhanh khi nuôi tại huyện Sơn Tây. Ảnh: Công Hoàng.

Lứa nuôi thứ hai có số lượng cá giống thả 3.500 con, thời gian nuôi 18 tháng (tỷ lệ cá sống 72%), trọng lượng trung bình đạt 2,5 kg/con (khoảng 6.300 kg), bán với giá 250.000 đồng/kg, thành tiền 1,575 tỷ đồng; trừ chi phí đầu tư 971 triệu đồng, HTX NN & DV Sơn Tây đã thu về lợi nhuận  604 triệu đồng.

Quảng Ngãi: “Hậu” cá tầm mô hình thí điểm tiếp tục mang lợi nhuận “khủng” ở huyện miền núi Sơn Tây   - Ảnh 7.

Một đợt nuôi đang chuẩn bị thu hoạch. Ảnh: Công Hoàng.

Đại diện HTX NN & DV Sơn Tây cho biết, hiện lứa nuôi thứ ba cá tầm đang phát triển tốt (thả nuôi từ tháng 3/2022, số lượng 4.000 con), với tỷ lệ sống rất cao (khoảng 85%) và dự kiến cuối năm nay 2023, sẽ thu hoạch và xuất bán.

Trao đổi với PV Dân Việt, đại diện chính quyền huyện Sơn Tây khẳng định, từ thế tế và hiệu quả nêu trên, cá tầm phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tại xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây.

Quảng Ngãi: “Hậu” cá tầm mô hình thí điểm tiếp tục mang lợi nhuận “khủng” ở huyện miền núi Sơn Tây   - Ảnh 8.

Một góc khu vực nuôi thí điểm cá tầm của chính quyền huyện Sơn Tây. Ảnh: Công Hoàng (chụp năm 2015).

Quảng Ngãi: “Hậu” cá tầm mô hình thí điểm tiếp tục mang lợi nhuận “khủng” ở huyện miền núi Sơn Tây   - Ảnh 9.

Cá tầm, loài vật đang trở thành cơ hội và mở hướng đi mới cho người dân huyện Sơn Tây. Ảnh: Công Hoàng.

Vì vậy vật nuôi này (cá tầm) có thể nhân rộng ra một số xã khác Sơn Long, Sơn Màu của huyện, có điều kiện thời tiết và khí hậu tương đồng như Sơn Bua.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem