Lãnh đạo Bộ NNPTNT trả lời tâm thư gửi Thủ tướng về Vinacafe

Đình Thắng Thứ bảy, ngày 01/04/2017 08:22 AM (GMT+7)
Hôm qua (31.3), tại TP.HCM, Bộ NNPTNT đã tổ chức hội nghị trao quyết định nghỉ hưu đối với ông Nguyễn Nam Hải - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), đồng thời bàn phương án cổ phần hóa (CPH) ngay trong quý III năm nay.
Bình luận 0

Chia hết đất cho dân không đơn giản

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết, ông đã đọc được nội dung bức tâm thư của ông Lê Đình Hoàng đăng trên Báo NTNN và về cơ bản ông Hoàng đã nêu lên đúng thực trạng những gì đang diễn ra ở Tổng công ty (TCT) Cà phê. “Quan điểm của Bộ rất quyết liệt, Bộ đã có chiến lược gửi Thủ tướng và đã được phê duyệt. Tuy nhiên, quá trình CPH tại đây còn phải đợi đến quý III để xác định giá trị tài sản của đơn vị này, chứ hiện không thể thực hiện CPH ngay”- ông Tuấn cho biết.

img

Theo kế hoạch, trong năm 2017, Vinacafe Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 60.000 tấn cà phê
 với kim ngạch trên dưới 110 triệu USD.  Ảnh:  I.T 

Trả lời câu hỏi về đề xuất của ông Hoàng là giao toàn bộ diện tích đất 17.000ha mà Vinacafe đang nắm giữ cho người lao động theo hình thức bán vườn cà phê, khi đó nhà nước sẽ thu về ngay 5.000 tỷ đồng, ông Tuấn cho biết: “Việc chia đất này không thể thực hiện được, vì sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề phức tạp như phải có phương án giao đất cho dân như thế nào, tổ chức sản xuất sau giao đất ra sao. Hầu hết người lao động trong TCT không phải người tại chỗ, vì thế phải xử lý rất hài hòa trong quá trình CPH, không cứng nhắc một phương án nào”. Theo ông Tuấn, việc giao đất còn liên quan đến vấn đề ổn định an ninh trật tự tại đó, nhất là những vùng biên giới.

Từ ngày 31.3, ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Giám đốc Vinacafe được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Vinacafe. Ngay sau khi được trao quyết định nghỉ hưu, ông Nguyễn Nam Hải cũng đã có những chia sẻ với PV NTNN. Ông Hải nói: “Người ta cứ tưởng bán vườn cây cà phê cho người lao động là có thể giải quyết được vấn đề, nếu bán thì doanh nghiệp (DN) lấy gì để cổ phần, chỉ còn trụ sở thì cổ phần như thế nào đây? DN phải có đất làm cơ sở, làm động lực để CPH. Hơn nữa nhà nước không có chính sách bán đất để CPH”.

img

Đổi mới kinh doanh, thay “máu” vườn cà phê

Vinacafe Việt Nam cần đẩy mạnh liên kết với các hộ trồng, thu mua với giá bằng hoặc cao hơn thị trường nhằm nắm được vùng nguyên liệu lâu dài để phục vụ xuất khẩu”.

Ông Nguyễn Nam Hải - nguyên Tổng Giám đốc Vinacafe Việt Nam.

Theo báo cáo, từ năm 2013 đến nay, Vinacafe Việt Nam đã có bước chuyển mình vươn lên đáng ghi nhận, đặc biệt là năm 2016, việc sản xuất kinh doanh đang cho thấy có những tín hiệu khả quan. Năm 2016 trên tất cả các mặt sản xuất kinh doanh của Vinacafe Việt Nam đều vượt chỉ tiêu Bộ NNPTNT đề ra, cụ thể tổng doanh thu đạt 117%, vượt 17%, lợi nhuận đạt 147%, nộp ngân sách 127%, vượt 27%.

Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay Vinacafe Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để xử lý dứt điểm những khó khăn nội tại. Ông Hải thừa nhận: “Để Vinacafe Việt Nam trở lại vị thế như ngày xưa là rất khó khăn. Trong bối cảnh diện tích trồng cà phê ngày càng thu hẹp còn 17.000ha trồng cà phê, nếu tính ra diện tích trồng cà phê của TCT chỉ chiếm hơn 2% tổng diện tích trồng cà phê trên cả nước (630.000ha). Trong khi kỳ vọng của TCT đến năm 2019-2020, số lượng xuất khẩu (XK), kim ngạch XK và hiệu quả sản xuất kinh doanh phải đạt 15-20% so với tổng sản lượng và tổng kim ngạch XK của ngành cà phê cả nước thì lúc đó Vinacafe Việt Nam mới khẳng định được vai trò quan trọng của mình như ngày xưa”.

Theo kế hoạch, trong năm 2017 Vinacafe Việt Nam tiếp tục phấn đấu xuất khẩu 60.000 tấn cà phê với kim ngạch trên dưới 110 triệu USD, năm 2018 phải xuất khẩu được 100.000 tấn.

Để làm được điều đó, ông Hải cho rằng: “Chỉ có con đường đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh thì mới đạt được mục tiêu đề ra, TCT đang đổi mới phương thức kinh doanh từng ngày để tập trung làm thế nào để kinh doanh hiệu quả trên mọi mặt. Ban lãnh đạo mới phải có kế hoạch hành động tổng thể và chi tiết, TCT cùng các đơn vị thành viên phải đổi mới phương thức kinh doanh, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo. Tài sản nhà nước giao lớn như thế, khi cổ phần hóa thành công, hiệu quả sẽ tăng lên trong thấy. Đó là mục tiêu cuối cùng của tiến trình CPH, người khác làm được tại sao chúng ta không làm được”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem