Hoa đào, hoa mận bung nở khắp núi đồi, người Mông ở Sơn La giã thứ bánh dính hơn keo đón Tết

Mùa Xuân - Tuệ Linh Chủ nhật, ngày 02/01/2022 05:45 AM (GMT+7)
Khi những hoa đào, hoa mận bung nở rực rỡ khắp các bản vùng cao của tỉnh Sơn La thì cũng là lúc đồng bào Mông ở xã vùng cao Co Mạ, huyện Thuận Châu đón tết cổ truyền. Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người Mông...
Bình luận 0

Clip: Không khí đón tết Cổ truyền ở xã vùng cao Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Đến với các xã vùng cao Co Mạ, Pá Lông, Co Tòng...của huyện Thuận Châu vào những ngày nghỉ lễ của  tết Dương lịch cũng là dịp bà con người Mông nô nức, phấn khởi đón tết Cổ truyền năm mới.

 Năm nay, do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không khí Tết trở nên vắng lặng, yên ắng hơn so với mọi năm.

Lên vùng cao Sơn La đón tết Cổ truyền cùng đồng bào Mông - Ảnh 2.

Hoa đào vùng cao đang đua nhau bung nở khoe sắc đón xuân về bản Mông. Ảnh: Mùa Xuân.

Lên vùng cao Sơn La đón tết Cổ truyền cùng đồng bào Mông - Ảnh 3.

Ngoài hoa đào nở, hoa mận vùng cao cũng vào mùa nở hoa đón xuân về. Ảnh: Mùa Xuân.

Công việc đầu tiên hiện lên trước mắt chúng tôi khi đón Tết của đồng bào Mông đó là hình ảnh lá chuối xanh được hái từ trên rừng về để chuẩn bị gói bánh dày. Theo người Mông, lá chuối được chọn, là cây chuối rừng xanh, bởi đây là lá có độ dẻo, không bị nứt khi dùng để gói bánh, khi gói chỉ gói mặt dưới lá mới đảm bảo được sạch sẽ, chất lượng của bánh.

Lên vùng cao Sơn La đón tết Cổ truyền cùng đồng bào Mông - Ảnh 4.

Lá chuối xanh rừng được đôi bàn tay người phụ nữ Mông hái từ trên rừng về để gói bánh dày. Ảnh: Mùa Xuân.

Khâu chuẩn bị để giã được bánh dày, người phụ nữ Mông sẽ ngâm gạo nếp nương trắng hoặc nếp cẩm, sau khi ngâm 8 tiếng đồng, sẽ vo lại 2 -3 lần để gạo trắng tinh mới cho vào chõ gỗ đồ xôi.

Khi gạo chín thành cơm thì đưa vào cái giã, 2 người giã cho đến khi mền nhũ vất ra gói vào lá chuối. Ngoài ra, sau khi giã để miếng bánh giày không dính vào tay, người Mông sẽ dùng lòng vàng của quả trứng gà đã luộc chín xoa vào cái…

Lên vùng cao Sơn La đón tết Cổ truyền cùng đồng bào Mông - Ảnh 5.

Gạo nếp nương trắng được ngâm trong thời gian 8 tiếng sau khi đưa vào chõ đồ xôi trước khi giã bánh giày. Ảnh: Tuệ Linh.

Bây giờ khi công nghệ hiện đại, nhiều hộ dùng máy để xay xôi rồi gói bánh, nhưng so với cái cối được làm bằng thân cây gỗ trắc, mịn thớ, có mùi thơm. Và dùng chày giã bánh cũng được làm từ các loại gỗ cứng, nặng cho bánh dày sẽ ăn ngon, đậm vị hơn. Khi giã giã bánh bao giờ cũng là những chàng trai người Mông khỏe mạnh, lực lưỡng.

Lên vùng cao Sơn La đón tết Cổ truyền cùng đồng bào Mông - Ảnh 6.

Chày cối giã bánh được làm từ các loại gỗ cứng để giã bánh dày dẻo, thơm ngon. Ảnh: Mùa Xuân.

Lên vùng cao Sơn La đón tết Cổ truyền cùng đồng bào Mông - Ảnh 7.

Giã bánh dày một trong những phần không thể thiếu trong đón giao thừa của đông bào Mông. Ảnh: Tuệ Linh.

Khi bánh dày đã giã gói xong, đến 3 giờ chiều 30 Tết,người đàn ông Mông, đó cũng là chủ cột trong gia đình sẽ đi chặt 3 cành tre lấy vải đỏ buộc lại với nhau để quét mạng nhện, quét mọi bụi bẩm trong nhà, gác bếp...

Theo quan điểm của người Mông, sẽ quét từ nhà bếp, nơi xuất phát từ chỗ nấu nướng cho cuộc sống hàng ngày đến hết xung quanh khu nhà rồi sau đó sẽ lấy hót rác và cầm theo 3 cành tre mang ra xa để vứt. 

Lên vùng cao Sơn La đón tết Cổ truyền cùng đồng bào Mông - Ảnh 8.

Đến Tết người Mông sẽ dùng 3 cành tre để quét bỏ những không tốt đẹp của năm cũ, đón một năm mới phước lành, an khang. Ảnh: Mùa Xuân.

Ông Và Sái Di, bảo Co Mạ, xã Co Mạ, bảo rằng: Quét như vậy để xua tan những điều cũ kỹ của năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới, với mọi thứ mới mẻ, sạch sẽ, an lành. 

Tiếp đó dùng bánh dày để dán giấy lên cột nhà, cửa, tất cả mọi đồ dùng trong lao động sản xuất từ cuốc, xẻng, liềm,… Niêm phong không cho mọi người đụng đến để cầu chúc nghỉ ngơi.

Lên vùng cao Sơn La đón tết Cổ truyền cùng đồng bào Mông - Ảnh 9.

Vào dịp tết Cổ truyền dân tộc Mông ngoài dán giấy lên những dụng cụ dân tộc Mông, còn dán lên các xà chính của ngôi nhà. Ảnh: Tuệ Linh.

Bên cạnh đó, khi đón năm mới người Mông sẽ còn gọi hồn cho gia đình, chúc cho một năm vạn sự như ý, nhiều sức khỏe. Đồng thời, khi gọi hồn sẽ có những quả trứng gà cùng 2 con gà trống và mái gắn với từng thành viên trong gia đình và một quả tượng trưng cho việc gọi thổ công, thổ địa.

Lên vùng cao Sơn La đón tết Cổ truyền cùng đồng bào Mông - Ảnh 10.

Gọi hồn của người Mông là nghi lễ không thể thiếu trong đêm 30 Tết. Ảnh: Tuệ Linh.

Thầy cúng có thể là người chủ cột trong gia đình hoặc nhờ chú, bác, ông nội tùy thuộc vào việc hiểu biết, am hiểu phong tập tục trong việc cúng Tết thực hiện.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem